May 7, 2024, 4:39 am

Phí tác quyền âm nhạc: Nên từ Gốc hay Ngọn?

Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) sẽ thu phí tác quyền đối với các tác phẩm âm nhạc tại tụ điểm ca nhạc, bao gồm cả tụ điểm kinh doanh dịch vụ karaoke với mức phí 2.000 đồng/bài hát/đầu máy karaoke trong thời hạn 1 năm, tức là trung bình mỗi đầu máy sẽ phải trả khoảng 20 triệu đồng/năm... đã và đang trở thành đề tài gây tranh cái trên hầu hết các diễn đàn mạng xã hội với nhiều quan điểm lo ngại sẽ có sự chồng lấn trong thu phí tác quyền và  nên thu từ gốc thay vì từ ngọn như hiện nay.

Lĩnh vực phí bản quyền âm nhạc, hiện có hai đơn vị liên quan là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là tổ chức đại diện quản lý tập thể quyền tác giả, có chức năng quản lý và cấp phép sử dụng quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc Việt Nam và quốc tế thuộc thành viên của Trung tâm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng các tác phẩm âm nhạc trong hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó có lĩnh vực karaoke. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) là đại diện của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch  về lĩnh vực mà tổ chức này hoạt động.

 

Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương,Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả ghi âm Việt Nam thì nếu trung tâm không ủy quyền cho RIAV quản lý và thu tiền quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc thuộc thành viên của mình thì RIAV sẽ không có quyền thu. Và RIAV chỉ có quyền liên quan đối với các bản ghi âm, ghi hình của các nhà sản xuất băng đĩa thuộc thành viên của RIAV. Do vậy, không có việc chồng lấn với quyền tác giả mà Trung tâm đã thực hiện hơn 10 năm nay.


Trên thực tế, Theo quy định tại Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng. Như vậy, nếu RIAV được ủy thác thu tác quyền từ chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng thì RIAV có cơ sở để thu phí tác quyền đối với tác phẩm được sử dụng trong chương trình karaoke. Tuy nhiên, đĩa chương trình karaoke là một trường hợp khá đặc biệt khi chứa tới hàng nghìn bài hát phối âm, phối khí bao gồm cả bài hát nước ngoài, bài hát được chủ phát hành đĩa thu riêng (có thể đã trả tiền tác quyền tác giả, chủ sở hữu hay các hiệp hội khác). Tuy nhiên,nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại khi một tác phẩm âm nhạc có thể có nhiều bản ghi, hòa âm phối khí khác nhau của nhiều nhà sản xuất khác nhau và có thuộc thành viên của RIAV hay không, dẫn đến việc thu phí tác quyền đối với bản ghi sẽ rất khó nếu RIAV không được tất cả các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình ủy quyền. Chưa kể tính “độc quyền” của các hiệp hội và trung tâm sẽ đẩy mức phí  lên cao khiến cho việc kinh doanh băng địa nhạc nói chung và dịch vụ karaoke nói riêng gặp khó và gánh nặng phí sẽ chuyển qua người tiêu dùng. Chính vì vậy,  để minh bạch thị trường băng đĩa nhạc và tạo sự đồng thuận giữa  các đơn vị có liên  quan rất cần có sự giám sát chặt chẽ của Bộ chủ quản, đồng thời có những chế tài càn thiết để chánh chồng lấn ( nếu có) cũng như đưa ra phương án khả thi trong việc thu phí tác quyền từ gốc thay vì chuyển qua phần ngọn như hiện nay.

------------


Theo báo cáo hoạt động tổng kết năm 2016 của VCPMC, trong năm 2016, tổng số tiền thu được đã trừ thuế là gần 73 tỉ đồng, tăng 6,1% so với năm 2015. Lĩnh vực thu được nhiều tiền tác quyền âm nhạc là cấp phép số (hơn 18 tỉ đồng), sao chép (hơn 12 tỉ đồng), karaoke (hơn 10 tỉ đồng), nhà hàng, café, quán rượu (hơn 9 tỉ đồng)…

Năm 2016, Trung tâm có 3.550 thành viên, tăng 212 thành viên so với năm 2015. Đối với các thành viên tác giả nhạc quốc tế, thông qua việc ký kết các hợp đồng hợp tác song phương với nhiều tổ chức quản lý tập thể ở các quốc gia, đến nay số lượng thành viên nhạc quốc tế là trên 3,5 triệu tác giả thuộc 230 hiệp hội ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

 

 

 


Có thể bạn quan tâm