May 8, 2024, 7:34 am

Giếu nhại tác phẩm cổ điển

Cuối thế kỷ trước ở Trung Quốc xuất hiện một khuynh hướng  sáng tác có khi gọi là Đại thoại văn nghệ (Văn nghệ khoác lác), nhưng thường được gọi nhất là Hý phỏng kinh điển, có nghĩa là Bắt chước một cách khôi hài những kinh điến - ý chỉ những tác phẩm mẫu mực trong di sản văn học. Như về Tây du thì có Ngộ Không truyện, Bát Giới nhật ký, Sa Tăng nhật ký.v.v… Về Hồng lâu mộng, thì Bảo Đai tương hội chi tường bản, kể chuyện Giả Bảo Ngọc tham gia phái tạo phản trong Cách mạng văn hóa! Từ  chuyện sáng tác ngoài đời đã lan sang môn Văn trong nhà trường. Tháng 9/2004 xuất hiện Q bản Ngữ Văn (Chữ Q la tinh được dùng với nghĩa chọc cười) của Lâm Trường Trị, được xem như sách đọc thêm ở bậc trung học. Nhưng  qua đây, những hình ảnh như Ngu công dời núi Khổng Ất  Kỷ, cô bé bán diêm, ít nhiều đều biến thành những vai hề. Thật ra 31 tác gia,tác phẩm xưa nay trong ngoài nước  đều bị giễu nhại cả: Lỗ Tấn, ChuTự Thanh, Nho lâm ngoại sử, Thủy hử truyện, Sử ký, Hàn Phi Tử, thơ Bạch Cư Dị, truyện cổ Grim.v.v...


Có thể bạn quan tâm