April 27, 2024, 6:18 am

Tâm sự Yên Ninh

                   

Là trường xa nhất thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giáp với tỉnh bạn Bắc Cạn, nhưng từ trung tâm huyện đến trường mầm non xã Yên Ninh cũng chỉ đôi chục phút.

Con đường nhựa láng bóng trong phảng phất sương đêm. Xe chạy êm như ru ngủ. Đỗ xịch trước cổng trường chúng tôi đi vào trong yên tĩnh. Các cháu đang giờ học. Tới giữa sân mới thấy 3 cô từ phòng giàm hiệu bước ra đón. Xinh đẹp, miệng cười tay bắt dẫn chúng tôi vào phòng cô hiệu trưởng. Đã có hai đĩa dứa và xoài gọt sẵn, cô hiệu trưởng giục hai cô hiệu phó đi pha trà đón khách. Tôi nói ngay: “Cho xin lỗi nhé! Chương trình đã khép kín từng phút. Thời gia ít lắm bởi tham lam. Đi ngắn mà muốn viết nhiều. Hai ba ngày nay đi vùng sâu chưa hề có nghỉ trưa. Ăn xong là chạy rông ngay. Trên đường đi đến trường ra bao câu hỏi đang nhảy múa trong đầu tôi đây? Vậy nên xin cho chúng tôi được xuống các lớp học để “trực quan sinh động” với cô trò, ta nước nôi, trò chuyện sau được không?”

Thế là chủ khách kéo nhau xuống lớp. Thấy khách lạ tới thăm cô trò đồng loạt vỗ tay, có trò lớp bé còn khoái chí đứng dậy nhảy múa. Những con mắt trong suốt, ngơ ngác như mắt nai rừng nhìn khách, nhìn máy ảnh chốc chốc lại lóe lên. Cô có nhắc nhở đến mấy cũng không thể tái lập lại trật tự cho giờ học. Dừng lại đôi ba lớp rồi vẫy tay chào cô cháu chúng tôi ra sân trường ngắm nghía. Một mái trường đẹp, sân chơi lát gạch, có vòm mái che rộng và cao. Có cây xanh và nhiều hoa ở sát các bức tường, treo trên thân cây, trên bồn sứ, xi măng...cứ ngỡ như mình lạc vào một góc công viên nào đó. Nhiều trường đồng bằng, miền xuôi mơ cũng không được.

                                I,  NGÀY CHƯA XA…

Mới trên dưới 3 chục năm đâu xa xôi như chuyện cổ tích. Khi ấy đường xá lầy lội giao thông trắc trở; những xóm ngheo xơ xác mái tranh vách đất, bà con thiếu ăn, thiếu mặc. Theo chủ trương vận động mãi mới hình thành được một nhóm trẻ mẫu giáo. Lớp phải học nhờ tại nhà văn hóa xã. Nhà văn hóa cũng xập xệ không kém nhà dân mái tranh vách đất – tệ hơn, nhiều mảng tường trơ gẫy nan

                                                      1

tre chui lọt cả con trâu. Mùa mưa dầm gói bấc hun hút gió lùa. Cô Nguyễn Thị Thành giờ đã là hiệu phó nhớ lại: “ Ngay sau nhà văn hóa xã nhô ra mộ mái vẩy trong đó để đòn và trống đám ma. Khi ấy chúng em còn trẻ mới vào nghề mỗi khi đến lớp sớm và ra về muộn một mình sợ chết khiếp. Ban đầu đồ chơi và đồ dùng dạy học là những thứ bằng nhựa mua ở các sạp hàng chợ và do các cô tự làm từ nan tre, giấy màu. Sáng ngày thứ 2 đến lớp mất gần hết do trẻ trâu trẻ bò chui vào ăn cắp. Từ đó ngày nào sau giờ học em cùng dồn hết vào bao tải vác về nhà dân nơi em ở. Ba năm liên tục sớm vác bao đi tối vác về. May có đơn vị bộ đội đóng quân ở xã giúp sửa chữa lại nhà văn hóa mới đỡ khổ.”

Trước năm 1993 lớp mẫu giáo đóng ở làng Uôm. Các cô vẫn nhớ danh hiệu bà con dân bản gọi các cô là “cô giáo 2 quần.” Không phải mặc 2 quần chống rét mà do muốn đến lớp phải qua một con suối nhỏ. Cứ động mưa là nước trên nguồn chảy về cuồn cuộn ngang lưng. Đến nơi phải thay quần ướt ra mặc quần khô để lên lớp. Năm 1993 mới chuyển ra đóng ở xóm Đồng Đình xã Yên Ninh như hiện nay. Bấy giờ nơi đây còn là một mảnh đất trống gồ gề sỏi đá, cây bụi rậm rạp. Phụ huynh cùng các cô tốn không biết bao nhiêu mồ hôi công sức san lấp bằng đôi tay chai sạn mới hình thành ra một mặt bằng. Dân quá nghèo khổ chỉ đóng góp bằng ngày công, cây que dựng lớp và bàn ghế thô sơ. Doanh nghiệp trên địa bàn nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu nên cũng chẳng hỗ trợ được là bao. Ngay vài năm gần đây và tới nay mỗi doanh nghiệp chỉ cho trường đôi ba triệu là nhiều. Do đó trường phải tự vận động là chính. May thay khi Chính phủ có Chương trình 135 hỗ trợ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biết khó khăn trường mới được xây dựng khang trang như hôm nay. Rồi trong quá trình trường được sự quan tâm, hỗ trợ của sở, phòng giáo dục địa phương 3 bộ đồ chơi, đồ dùng dạy học trị giá 140 triệu, địa phương, các tổ chức xã hội xúm tay vào tài trợ bằng vật chất cụ thể như đóng bàn ghế, tủ đồ chơi, dụng cụ bếp ăn…đến nay tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ.

“ Xin lỗi ngắt ngang một chút. “Vỏ” trường thì đẹp hết chê rồi. Xin cho hỏi cái “lõi” bên trong ra sao?”

Xin thưa là chất lượng học tập của trường được từng bước nâng lên rõ rệt. Trước hết là nhà trường có đội ngũ giáo viên chất lượng. Hiện nay tổng số cán bộ,

                                                      2          

 

giáo viên, nhân viên toàn trường là 49 người chăm lo học hành nuôi dưỡng cho 2 nhóm trẻ, 10 lớp mẫu giáo với 418 cháu. Trong biên chế là 29, hợp đồng 20. Trong đó có 20 cô trình độ đại học, 6 cô cao đẳng và và 21 cô trung cấp 2 cô nấu ăn và dịch vụ.

            Năm 2010 trường đạt chuẩn II, năm 2011-2012 đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi, năm 2015 được công nhận đánh giá ngoài chất lượng trường mầm non cấp độ III. Đó là sự động viên cổ vũ lớn cho cô trò nói riêng và nhà trường, địa phương nói chung để tiếp tục vươn lên hơn nữa.

                             II, NỖI NIỀM TRĂN TRỞ

Cô Khuông Thị Thảo từ một giáo viên nay là hiệu trưởng là người đã gắn bó với mái trường này từ những ngày đầu tiên (năm 2007). Cô tâm sự: “ Những ngày ấy vô cùng vất vả không thể nào quên. Suốt ngày bám trường bám lớp vừa giảng dạy vừa lao động từ sáng sớm đến tối. Rất may em có một người chồng thương vợ, thông cảm, chia sẻ công việc. Tất cả công việc chăm sóc, tắm rửa chó con, nấu ăn, giặt giũ đều một tay anh lo. Đến tối khi vợ về đã có cơm nóng, canh ngọt sẵn sàng. Em không biết cám ơn bao nhiêu cho đủ người chồng yêu quý của mình.”

Từ năm 2015 trường mầm non Yên Ninh đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Theo đó thu nhập của cô cũng thấp đi nhiều. Trước đó các cô được hưởng chế độ 70% tiền đứng lớp, 70% tiền thu hút (140%) so với lương cơ bản, nay không còn tiền thu hút, tiền đứng lớp chỉ còn 50% - như vậy thu nhập giảm đi một nửa. Nhưng đó là chế độ chung có kêu cũng không được, và mỗi cá nhân phải chia sẻ chung với xã hội – nhiều cán bộ hành chính, công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ lương cũng chưa cao và nhiều khó khăn.

Điều cô trăn trở không phải cho mình mà cho chị em trông trẻ những năm đầu tiên đang chịu thiết thòi. Những năm đó một số cô nuôi dạy trẻ không qua trường lớp chuyên môn nhưng do thiếu giáo viên nên được huy động họ ra đứng lớp. Rồi vừa học vừa làm nhiều cô đã gắn bó với mái trường mẫu giáo hàng chục năm. Khi chuẩn hóa giáo viên cần có bằng cấp các cô bị đẩy ra bơ vơ không thể kêu ai. Những cô giáo ấy có những đóng góp tích cực khi các nhóm trẻ thành lập,

                                                 3

mong sao nhà nước, chính quyền địa phương có một món hỗ trợ động viên để các cô đỡ thiệt thòi. Cô nói: “Chỉ 1-2 năm tới em về nghỉ hưu, không biêt mong mỏi đó có quá nhiều không?”

Một đề nghị nữa là trường cô có tới 20 giáo viên hợp đồng. Các cô đều có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm. Nhiều năm các cô đã gắn bó với với nhà trường, các cơ quan chức năng địa phương nên sớm cho các cô biên chế để các cô yên tâm phục vụ, rèn rũa chuyên môn nâng cao chất lượng, sáng tạo trong  giảng dạy, và được hưởng chế độ bảo hiểm. Vì lương hợp đồng rất thấp chỉ trên dưới 3 triệu đồng lại phải đóng bảo hiểm tự nguyện là một thiệt thòi – trong khi các cô làm việc như các giáo viên khác?

Tiếng trống báo giờ nghỉ học vang lên. “Cho tôi “quấy rầy” cô thêm vài phút nữa nhé. Chỉ một nguyện vọng duy nhất thôi nhé. Hiện nay cô mong muốn nhất điều gì.?” Cô cười buồn mà rằng: “ Vừa qua trên tivi, báo chí, cơ quan truyền thông đại chúng nêu một vài trường hợp cô đánh trò tạo nên dư luận và áp lực tâm lý rất lớn đối với cô nuôi trẻ và mẫu giáo. Dường như họ chưa thực sự hiểu rõ và thông cảm, chia sẻ với chúng em. Không thuận lợi như các lớp học phổ thông – khi các học sinh đã đi vào nền nếp. Học sinh nhà trẻ, mẫu giáo như bầy chim non nớt vừa rời khỏi gia đình chưa quen với nếp ăn, ngủ, học tập, vui chơi của cuộc sống tập thể. Mỗi cháu ở các gia đình khác nhau, nếp sinh hoạt, sự giáo dục của gia đình khác nhau, truyền thống văn hóa dân tộc khác nhau và hết sức năng động nghịch ngợm. Chỉ thoáng không để mắt tới là dễ xảy ra sự cố hay rủi ro không mong muốn. Trong khi hàng ngàn cô nuôi dạy trẻ trách nhiệm và nhiệt huyết có thành tích ít được biết tới, rất hiếm được nêu gương trên báo chí. Thế mà chỉ một hiện tượng tất cả báo chí làm ầm lên tạo ra một sức lan truyền tiêu cực ghê gớm làm tổn thương bao cô giáo đang đam mê vì sự nghiệp trồng người. Em có người bạn đồng nghiệp tâm sự rằng: Sau vụ ầm ỹ đó tuy không phải xảy ra ở trường chị nhưng chị rất dị ứng với báo chí. Rất ngại báo chí đến thăm và viết về trường mình. Vì biết đâu đấy vài ngày sau trường mình xảy ra sự cố thì chỉ còn nước chui xuống đất. Ai biết trước được rủi ro, ai cầm tay được đến sáng? Cái nghề nuôi trẻ thật khó và đôi khi bạc bẽo thay.”

Nhận xét của cô thật không sai. Nhìn lại nhiều năm nay nghề nuôi dạy trẻ mầm non rất ít xuất hiện trên báo chí, truyền thông. Nhiều khi tôi có cảm giác như

                                                     4

bị lãng quên. Hình như truyền thông chỉ tập trung vào những vấn đề to tát có tầm vĩ mô mà quên đi mảng ghép rất quan trọng của nền giáo dục là các trường mầm non – nơi hình thành tính cách, đạo đức đầu tiên của một con người, nơi đặt nền tảng cho một thế hệ tương lai, công dân tương lai của đất nước?

Kết thúc cô hiệu trưởng rất tin tưởng các nhà báo sẽ giúp cô đề đạt lên các cấp trên để giải quyết những bất cập, vướng mắc. Nhưng thân phận nhà báo chúng tôi nào làm sao dám hứa với cô làm được ngoài việc phản ánh với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương? Được ngó tới đã là may mắn trong hàng chục vấn đề kinh tế xã hội đang đặt ra, cái nào cũng cấp bách và phải sớm được giải quyết?

Nhưng dù sao cũng hãy tin tưởng vào những nguyện vọng chính đáng của mình. Vấn đề là thời gian. Người khôn ngoan không bao giờ nóng vội, hối thúc và hãy học cách hy vọng vào tương lai.

                                                                  Nguồn Văn nghệ số 38/2019

 

 

 

 


Có thể bạn quan tâm