April 26, 2024, 4:52 pm

Tại sao cần xây dựng trường Trung học phổ thông (THPT) không khói thuốc?

 

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày, trên thế giới có từ 80.000 - 100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh niên có thể dễ dàng nghiện thuốc lá chỉ sau khi hút vài điếu. Rất nhiều người trong số các em sẽ phải gánh chịu những căn bệnh do thuốc lá gây ra.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ

Theo Điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (trên 15 tuổi), Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,7 %. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.

Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13 – 15 tuổi vào năm 2014, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2%. Tỷ lệ hút thuốc này tuy có giảm (khoảng 1%) so với Điều tra năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn 47,7% học sinh thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà; 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại các địa điểm công cộng trong nhà.

Ngoài tác hại đến sức khỏe của việc hút thuốc, việc hút thuốc thụ động cũng là một nguyên nhân dẫn khiến học sinh trở thành người hút thuốc. Khi bắt đầu hút thuốc, các em chưa nhận thức đầy đủ tính chất gây nghiện và các nguy cơ mắc bệnh do việc hút thuốc. Hút thuốc càng sớm, bệnh xuất hiện sớm hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn. bên cạnh đó, hút thuốc trong học sinh còn là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm các tệ nạn xã hội khác như nghiện ma túy, rượu…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày, trên thế giới có từ 80.000 - 100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh niên có thể dễ dàng nghiện thuốc lá chỉ sau khi hút vài điếu. Rất nhiều người trong số các em sẽ phải gánh chịu những căn bệnh do thuốc lá gây ra.

Việt Nam là nước có số dân trẻ, việc phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học sẽ giúp ngăn ngừa các em không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Những ảnh hưởng khác của việc hút thuốc:

- Tăng ngày nghỉ làm của cán bộ giáo viên do mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc.

- Tăng chi phí bảo hiểm khám chữa các bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra.

- Tăng chi phí dọn dẹp, vệ sinh môi trường, bảo dưỡng cơ sở vật chất của trường, tàn thuốc lá, đầu mẩu thuốc lá gây mất vệ sinh, khói thuốc làm xỉn màu các tài sản, làm xấu cảnh quan môi trường sư phạm.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ

- Thực hiện trường học không khói thuốc giúp cho các em học sinh, các thầy cô giáo đảm bảo quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi các tác hại nguy hiểm của khói thuốc.

- Thực hiện trường học không khói thuốc là một biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn hành vi thử hút thuốc lá của các em học sinh, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc.

- Thực hiện trường học không khói thuốc sẽ hỗ trợ tích cực những người hút thuốc, giảm số lượng điếu hút và tăng thêm quyết tâm bỏ thuốc.

- Thực hiện trường học không khói thuốc góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học.

- Thực  hiện  trường  học  không  khói  thuốc  sẽ  hạn  chế  được  các nguy cơ cháy nổ từ tàn thuốc, diêm, bật lửa… giảm chi phí vệ sinh môi trường.

VIỆT THẮNG

Nguồn (Quỹ PCTH thuốc lá – Bộ Y tế)

Văn nghệ số 31/2019

 

 

 

 


Có thể bạn quan tâm