April 27, 2024, 11:49 am

Mạng xã hội là ảo nhưng hệ luỵ là thật!

 

Tại kỳ họp thứ 33 của UBTV Quốc hội đã đi đến thống nhất, một trong những nội dụng nằm trong chuyên đề được đề nghị giám sát của Quốc hội sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV chính là Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.  Đây là nội dung được UBTV Quốc hội nhận thấy cực kỳ quan trọng sau khi đã cân nhắc mọi mặt để xin ý kiến nhằm đảm bảo cho việc giám sát đạt chất lượng và có tính khả thi cao trong chương trình giám sát năm 2020.

 

Mạng xã hội được coi là con dao hai lưỡi trong việc đầu độc người sử dụng qua những thông tin xấu, độc hại thiếu kiểm chứng. Ảnh Internet

Sự mất an toàn từ Mạng xã Hội

Tốc độ phát triển của Internet kéo theo sự bùng nổ của Mạng xã hội trong đời sống, xã hội là một thực tế không thể phủ nhận. Bên cạnh mặt tích cực là đem đến cho người sử dụng những thông tin đa dạng về cuộc sống một cách nhanh nhất, thì Mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi trong việc đầu độc người sử dụng qua những thông tin xấu, độc hại không có kiểm chứng.

Trước yêu cầu đề nghị giám sát của UBTV Quốc hội đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể, thậm chí chi tiết từng vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em, cho thấy sự mất an toàn về mặt xã hội là có thật và chúng ta không thể không thẳng tay trừng trị những kẻ bất lương, vô nhân tính.

Thế nhưng trừng trị cách nào khi những vụ việc chỉ được đưa ra ánh sáng khi rất ít bản thân người bị hại lên tiếng, còn lại đa phần giữ im lặng, chịu đựng và rồi cho đến một lúc nào đó cùng quẫn chọn cái chết để chấm dứt mọi đau khổ. Đặc biệt là trẻ em, đối tượng được cho là yếu thế nhất trong xã hội. Bị xâm hại chúng không thể phản kháng, thậm chí chịu đựng vì bị kẻ hành hung, xâm hại đe doạ giết chết mình và gia đình của mình. Trẻ em im lặng, và không ít gia đình – người thân các em biết chuyện cũng chọn giải pháp im lặng, thoả hiệp chỉ vì những lo lắng về tương lai của chính các em, vì sự đe doạ vô hình nào đó lên chính những thành viên con lại trong gia đình. Thái độ không giám đấu tranh này vô hình chung đã dung dưỡng cái xấu và tạo điều kiện cho cái xấu ăn sâu, bén rễ trong đời sống xã hội.

Trước thực tế này, không ít người đã đổ lỗi cho sự mất cân bằng trong đời sống kinh tế giữa các vùng miền, khiến cho nhận thức cũng như những tiến bộ của khoa học kỹ thuật không được phủ sóng rộng rãi trong đời sống nhân dân, nên những vụ án xâm hại trẻ em không được xử lý đúng người, đúng tội. Và trẻ em, cũng như gia đình các em thiếu kiến thức để tự bảo vệ mình, cũng như con em của mình. Thế nhưng điều đó chỉ đúng một phần, bởi thực tế, ngay tại thủ đô Hà Nội, hay trung tâm kinh tế được coi là đầu tầu của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại tình dục, và bản thân gia đình các em cũng có không ít trường hợp lựa chọn giải pháp im lặng, khiến cho nạn xâm hại xảy ra với mật độ dầy hơn, nghiêm trọng hơn. Và nguyên nhân có một phần từ Mạng xã hội

 

Tăng cường giám sát là giải pháp an toàn

Tán thành với đề nghị của UBTV quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: "Vấn đề về trẻ em nếu tính cả bạo lực học đường thì rất nhiều. Tôi thống nhất nên chọn đề án này nhưng góc độ nào thì cần tính toán, có thể liên quan tư pháp, thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em. Quốc hội cũng phải lên tiếng về vấn đề này khi hàng ngày nghe bao nhiêu vụ xâm hại trẻ em như thế. Tôi tin sẽ được đa số đại biểu Quốc hội đóng góp".

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh hiện nay nổi lên bạo lực học đường; quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em gây bức xúc. Do đó nên chọn giám sát về bảo vệ trẻ em nhưng tập trung vào vấn đề tư pháp. Thực tế, nếu nhìn vào những vụ án cụ thể được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết gần đây cho thấy, công tác xử lý bạo hành, xâm hại trẻ em còn bị xem nhẹ, nếu như không muốn nói là còn buông lỏng. Ví dụ gần đây nhất cho thấy, những vụ bạo hành nơi công cộng chị bị xử phát hành chính, nên việc răn đe, ngăn chặn không thực sự hiệu quả. Do đó, để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thực sự hiệu quả nên khuôn lại ở vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại trẻ em sẽ quét được cả vấn đề bạo lực học đường, bạo hành trẻ và cả xâm hại trẻ em.

Song song với quyết tâm của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm cũng đã có văn bản yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra. Xử lý, giảm tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan bạo lực, xâm hại tình ục trẻ em. Đây cũng được coi là giải pháp hỗ trự tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em.

Nhưng nỗ lực của chính quyên thì đã có, song nếu mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội không hợp tác cùng đấu tranh chống cái xấu, cái ác, quyết tâm đưa kẻ phạm tội ra ánh sáng, chịu sự trừng phạt của xã hội, thì cái ác vẫn có đất để sinh sôi, nảy nở. Bằng chứng là gần đây một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật có dấu hiệu phức tạp, và thực hiện những hành vi xâm hại tình dục trẻ em là những cá nhân từng đảm nhận những vị trí cao trong xã hội, và có cả những người Thầy dậy dỗ các em, khiến dư luận đặc biệt lo ngại rất có thể đã và đang có những “vùng cấm” trong thực thi pháp luật đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này. Đã có những cá nhân chịu hình phạt như 200 ngàn đồng cho việc “cưỡng hôn” phụ nữ trong thang máy, đình chỉ công tác đối với thầy giáo dâm ô học sinh và cắt chức hiệu trưởng tại ngôi trường để xảy ra tình trạng giáo viên dâm ô học sinh. Thế nhưng những hình phạt này vẫn chưa thoả đáng và càng không thể bù đắp nỗi đau về tinh thần đối với những học sinh là nạn nhân của những vụ xâm hại đáng xấu hổ nói trên.

Trước những búc xúc của dư luận, mạng xã hội, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và cam kết sẽ đi đến cùng từng sự việc. Thế nhưng những vụ án hiếp dâm trẻ em vẫn không có dấu hiệu dừng lại và ngày càng được Mạng xã hội lan truyền nhiều hơn, trong đó có cả những vụ tự tử nghi nạn nhân đã bị xâm tình dục. Mạng xã hội vốn là ảo, nhưng hệ luỵ mà nó mang lại là thật, những cái chết thương tâm, những sự miêu tả hành vi dâm mô thú tính khiến người đọc đi từ tò mò đến ghê tởm về sự biến thái trong đạo đức của một bộ phận người dân hiện nay. Một lớp người sống ảo, đắm chìm trong cái Tôi quá lớn mà quên đi những giá trị nhân văn lấp lánh trong xã hội. Sẽ không còn bạo lực, không có trẻ em bị tổn thương nếu Mạng xã hội được kiểm duyệt và những người đăng tin trên Mạng xã hội thực sự sống, viết với cái Tâm trong sáng, không kiếm tiền bằng mọi giá.

Nguồn Văn nghệ số 19/2019

 


Có thể bạn quan tâm