April 27, 2024, 12:47 am

Hiệp định EVFTA và Biển Đông gắn kết các mối liên hệ Việt – Pháp - châu Âu

 

Nước Pháp cho đến nay mới chỉ chiếm 1% thị phần buôn bán của Việt Nam. Về đầu tư, Pháp được xếp ở vị trí khiêm tốn, đứng thứ 16 trên 100 nước. Tuy nhiên, bối cảnh địachính trị hiện tại đangrất thuận lợi cho việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ Pháp-Việt. Lòng tin vào châu Âu trong thương mại đã là chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Edouard Philippe trước chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Emmanuel Macron vào năm 2019.

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe kết thúc chuyến thăm Việt Nam ba ngày (từ 2-4/11/2018) với trọng tâm tăng cường quan hệ kinh tế vốn còn yếu trong khi quan hệ văn hóa giữa hai nước khá phát triển

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe kết thúc chuyến thăm Việt Nam ba ngày (từ 2-4/11/2018) với trọng tâm tăng cường quan hệ kinh tế vốn còn yếu trong khi quan hệ văn hóa giữa hai nước khá phát triển. Thủ tướng Pháp đã tham dự các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhưng điểm nhấn của chuyến công du lần này là sự kiện Thủ tướng Philippe tới thăm di tích chiến trường Điện Biên Phủ. Theo điện Matignon (Phủ Thủ tướng Pháp), đây là một động thái quan trọng, khiông Philippe là lãnh đạo Pháp thứ hai sau Tổng thống François Mitterrand tới thăm lại di tích này. Bên cạnh các hoạt động ngoại giao, các cuộc tiếp kiến, hội đàm với lãnh đạo Việt Nam, phần trọng tâm của chuyến thăm là các hợp đồng kinh tế đã được ký kết trong dịp này.

 

Đứng thứ 16 trên 100 nước

Tháp tùng Thủ tướng Édouard Philippe, bên cạnh lãnh đạo các bộ ngành (Y tế, Tài chính và công nghệ số), còn có một đoàn gồm năm chục doanh nghiệp trong các lĩnh vực như hàng không, giao thông vận tải, hậu cần, năng lượng, môi trường xây dựng, y tế, nông nghiệp, đào tạo, du lịch và ngân hàng, tài chính. Việt Nam hiện đang có nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định với gần 7% với một thị trường mở rộng quan hệ với nhiều nước. Trong khi đó Pháp mới chỉ chiếm 1% thị phần buôn bán của Việt Nam. Sự hiện diện của đầu tư Pháp tại Việt Nam vẫn chiếm vị trí khiêm tốn, thứ 16 trên hơn 100 nước. Điện Matignon cho biết, mục tiêu của chuyến thăm này sẽ được cụ thể hóa bằng các hợp đồng kinh tế giữa hai nước trong các lĩnh vực hàng không, tiêu dùng hay chế biến nông phẩm. Bối cảnh địa chính trị cũng đang thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ Pháp-Việt. Như việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam đang cần tìm những đối tác mới, trong khi thỏa thuận tự do mậu dịch với Liên minh châu Âu đang có những tiến triển tốt. Bên cạnh đó là tình hình Biển Đông căng thẳng do thái độ lấn lướt đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Paris ngỏ ý sẵn sàng giúp Việc Nam trang bị để giám sát, giữ gìn biên giới, theo tin của AFP.

Trong chuyến công du Việt Nam lần này, Thủ tướng Pháp tìm cách tăng cườngtrao đổi thương mại giữa hai nước. Chuyến công du này diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp-Việt, 5 năm quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập trong nhiệm kỳ của tổng thống François Hollande.

Điện Matignon nhấn mạnh phái đoàn Pháp lần này đại diện cho sự đa dạng trong mối quan hệ giữa hai nước, gồm nghị sĩ, nhà khoa học, giới hoạt động văn hóa, trong đó có một số xuất thân từ cộng đồng 300.000 Việt kiều tại Pháp. Tại Hà Nội, Thủ tướng Pháp đã hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người được phía Pháp đánh giá là nhân vật quyền lực nhất ở Việt Nam hiện nay. Ông Édouard Philippe được mời dự lễ khai trương địa điểm mới của trường trung học Pháp mang tên Alexandre Yersin. Khi gặp gỡ giới trẻ, ông nhấn mạnh đến thử thách về môi trường, tại một đất nước đang bị vấn đề này làm ảnh hưởng rất nhiều. Ở TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Pháp đãgặp gỡ các doanh nhân trẻ người Pháp và chú trọng khuyến khích chương trình y tế (đã có 3.000 bác sĩ Việt Nam được đào tạo tại Pháp).

 

Trục Ấn Thái Dương và Điện Biên Phủ

Trong những tháng gần đây, theo dư luận Pháp, thì Việt Nam đã có sự chuyển hướng chiến lược, không ngần ngại đứng mũi chịu sào trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, mở cửa trước những đối tác khác, chứ không chỉ ưu tiên một mình người láng giềng khổng lồ phương bắc. Trục “ẤnThái Dương” được tổng thống Emmanuel Macron cổ vũ nay là một trong những ưu tiên trong chính sách khu vực của Việt Nam. Thông điệp của Paris về tôn trọng Luật Biển và tự do hàng hải được đón nhận tích cực tại đất nước đang bị Bắc Kinh đe dọa, bên cạnh đó là những chuyến viếng thăm của các chiến hạm, chiến đấu cơ Pháp trong khuôn khổ chiến dịch “Pégase” hồi tháng 8/2018. Paris cho biết sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam về thiết bị quân sự, một lãnh vực mà xưa nay Nga chiếm ưu thế.

Đặc biệt Le Figaro nhấn mạnh đến sự kiện thủ tướng Édouard Philippe là nhà lãnh đạo thứ hai của Pháp, sau tổng thống François Mitterrand, đến thăm Điện Biên Phủ. Ông Philippe cho biết “đã học được nhiều điều khi đi quân dịch hơn cả thời kỳ học ở trường danh tiếng ENA”, dành vài tiếng đồng hồ đi thăm chiến trường xưa, nơi để lại nhiều dấu ấn của quân đội Pháp. Tháp tùng ông là các cựu chiến binh: hạ sĩ nhất William Schllardi, 85 tuổi, đã tham dự suốt chiến dịch; đại tá Jacques Allaire, 92 tuổi, một trong những trợ lý của tướng Bigeard. Thủ tướng Pháp đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm tử sĩ Pháp. Ngoài việc thăm hầm chỉ huy của tướng De Castries, ông còn đến ba ngọn đồi nổi tiếng mang tên phụ nữ Eliane, Gabrielle, Béatrice. Theo Paris, cần phải nhìn lại quá khứ với tư duy hòa bình, cùng với Việt Nam tiến lên phía trước với những ký ức chung.

 

EVFTAcần được phê duyệt sớm

Trong bối cảnh Thủ tướng Édouard Philippe thăm Việt Nam, dư luận Pháp kêu gọi phê duyệt Hiệp định Thương mại giữa châu Âu và Việt Nam (EVFTA). Trong bối cảnh giai cấp trung lưu Mỹ phản đối mạnh mẽ toàn cầu hóa, Liên minh châu Âu (EU) đã đẩy nhanh các hiệp định thương mại song phương đầy tham vọng, như hiệp định CETA với Canada. Tháng 7/2018, Ủy Ban Châu Âu đã ký kết hiệp ước thương mại với Nhật Bản và với ba quốc gia đang tăng trưởng mạnh là Việt Nam, Singapore, Mêhicô. Tuy nhiên các thỏa thuận này vẫn còn nằm trên bàn giấy của các định chế châu Âu, trong khi các nước trên đây đang tìm kiếm các thị trường mới ngoài Mỹ. Trong trường hợp Việt Nam, Hà Nội còn muốn tránh các tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam hiện nay là 7%, thuộc loại cao nhất thế giới.

Sự chậm chạp trong thủ tục hành chính, dịch thuật hay việc thảo luận tiếp tục ở Nghị viện châu Âu không đủ để lý giải cho tình trạng sa lầy, vì hiệp định với Việt Nam thuộc loại ưu tiên trong chính sách thương mại của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và Ủy viên Thương mại châu Âu Cecilia Malmström. Vì vậy, EVFTA cần phải được nhanh chóng phê chuẩn và thực hiện, nếu không muốn châu Âu bị bỏ lại phía sau trong khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trong lúc các nước châu Á đang tìm kiếm những đối tác chiến lược mới thay cho Hoa Kỳ đang thu mình lại. Lòng tin vào châu Âu trong thương mại là chủ đề chính trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Thủ tướng Edouard Philippe, trước chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Emmanuel Macron vào năm 2019.

Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị Viện Châu Âu ngày 10/10/2018 vừa tổ chức một buổi điều trần về Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo vệ đầu tư giữa EU và Việt Nam. Theo lộ trình dự kiến, Ủy ban châu Âu sẽ gửi hồ sơ lên Hội đồng châu Âu để xin ủy nhiệm ký hiệp định. Sau khi được ký, hiệp định sẽ được Hội đồng châu Âu trình lên Nghị viện châu Âu để các nghị sĩ bỏ phiếu phê chuẩn. Vấn đề là thời gian hiện nay khá gấp rút, vì cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu khóa mới sẽ diễn ra vào tháng 5/2019, nếu các nghị sĩ châu Âu không thông qua trước thời điểm đó thì hai bên còn phải chờ thêm nhiều tháng nữa.

 

Những lợi thế của Hiệp định

Trước hết, do mức độ phát triển hiện nay của Việt Nam, nhiều quốc gia và các nhà tài trợ chính đã chấm dứt các chương trình viện trợ phát triển (ODA) với Việt Nam. Vì Việt Nam không còn là một quốc gia đang phát triển nữa, nên các nhà tài trợ chính, các thành viên EU và toànkhối EU đã thiết lập một đối tác mang tính chính trị hơn với Việt Nam. Từ nay, sự hợp tác giữa hai bên tập trung nhiều hơn vào kinh tế, để thúc đẩy thương mại và đầu tư. Để bổ sung cho quan hệ hợp tác phát triển được tiến hành từ 20 năm qua, cần phải củng cố đối tác giữa EUvới Việt Nam bằng một hiệp định tự do mậu dịch.

Thứ hai, hiệp định tự do mậu dịch sẽ giúp cho Việt Nam thâm nhập thị trường duy nhất của EU, hàng hóa từ Việt Nam vào EU được miễn thuế nhập khẩu, qua đó làm gia tăng mạnh trao đổi thương mại giữa hai bên. Hiện giờ kinh tế Việt Nam có quy mô tương đương với nước Bỉ, đối diện với Việt Nam là EU, nền kinh tế hàng đầu thế giới. Dĩ nhiên là trước mắt EU phải để cho Việt Nam được hưởng nhiều mối lợi. Hàng được miễn thuế, Việt Nam sẽ xuất khẩu sang châu Âu nhiều hơn so với trước đây, nhất là thực phẩm: rau quả, thịt, hải sản... EU chủ yếu xuất khẩu những máy công cụ để giúp Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa. Hàng của châu Âu trong tương lai sẽ rẻ hơn, Việt Nam sẽ có thể mua nhiều hơn thiết bị để phục vụ cho công nghiệp hóa.

Thứ ba, hai bên không chỉ ký hiệp định tự do mậu dịch mà còn ký hiệp định về bảo vệ đầu tư, để tạo thuận lợi cho đầu tư của châu Âu ở Việt Nam. Đầu tư của châu Âu có chất lượng rất tốt, các nhà đầu tư rất quan tâm đến môi trường, đến các quyền xã hội. Hiện giờ EU đã là nhà đầu tư hàng đầu trong ASEAN, ở Ấn Độ, Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, EU chỉ mới xếp hạng thứ 5, nhưng với hiệp định bảo về đầu tư, hy vọng sẽ gia tăng khối lượng đầu tư.

Mối lợi thế thứ tư, rất quan trọng, là về mặt địa – chính trị, đối với cả EU lẫn Việt Nam. Trước hết, với hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam sẽ củng cố vị thế cửa ngõ cho xuất khẩu và đầu tư của châu Âu vào toàn khối ASEAN, và nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các thành viên khác của ASEAN. EUkhông chỉ muốn ký hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam, mà còn với toàn bộ các thành viên ASEAN, thậm chí ký hiệp định giữa hai khối với nhau.

Điểm cuối cùng cũng rất quan trọng, đó là hiệp định tự do mậu dịch này sẽ giúp nâng cao trình độ và chất lượng của nền kinh tế Việt Nam, bởi vì cùng với việc xâm nhập thị trường duy nhất châu Âu, Việt Nam phải tuân thủ các chuẩn mực và tiêu chuẩn của EU, điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng sản phẩm, về lâu dài sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đối với toàn vùng./.

Nguồn Văn nghệ số 45./2018

 

 

 


Có thể bạn quan tâm