April 27, 2024, 12:19 am

Đọc thơ Mai Thìn nghe "Tiếng chim về cũ"

                                                                                                                   

Không kể những tập thơ in chung, những tập nghiên cứu văn hóa dân gian, tản văn và bút ký, đến nay, Mai Thìn đã ấn hành riêng 6 thi tập, khẳng định được thi pháp cá nhân của mình trên hành trình nghệ thuật luôn hướng về phía trước. Từ thi tập đầu tiên Cổ tích tình yêu (1991) đến Tiếng chim về cũ (2020), Mai Thìn đã có trên dưới 30 năm gắn bó với ngôn từ và hình tượng để làm nên chứng chỉ thi ca vững chắc mang tên anh.

Ra đi từ ngôi nhà tuổi thơ với ký ức làng quê sâu nặng, Mai Thìn đã mở rộng tầm nhìn của mình ra non sông, đất nước rộng dài, nội cảm những ba động của đời, ám ảnh những cổ mẫu, sự kiện đáng nhớ của hiện tại và quá khứ một cách triết mỹ. Rồi từ đó, anh quay về lại nơi xuất phát của mình để thức nhận về quê hương, dân tộc, con người một cách mới mẻ, có ổn định, nhưng có tái hiện, phục sinh từ những trầm tích ẩn sâu trong từng sự vật và chứng tích u trầm của lịch sử, văn hóa. Tôi gọi đó là sự ra đi cũng là sự trở về ngày càng giàu có, tin yêu trên hành trình tâm linh sự sống của Mai Thìn. Từ đó, trong anh hình thành thế giới hình tượng và ngôn từ chứa đựng những tư tưởng hiện sinh một cách nhân văn, thế sự trước dòng đời đang thao thiết chảy. Chất thơ đó định hình, và có biến đổi, bổ sung để làm thành sự vận động, phát triển thi pháp, làm nên phong cách thơ Mai Thìn.

Điều này thể hiện rõ qua thi tập mới nhất của anh: Tiếng chim về cũ do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2020. Tôi xem thi phẩm Nhà thơ nằm cuối tậpnhư là tuyên ngôn nghệ thuật của Mai Thìn để lần vào bên trong, bên xa câu chữ thi ca, tìm ra chất thơ của anh, bởi vì như anh đã tự thức nhận: “Đêm đêm anh rạc người với chữ/ vẽ nên gương mặt của nhà thơ”. Đối mặt với sâu thẳm lòng mình trong đêm anh đã “gọt dũa, tỉa tót những hình dung từ/ rồi đọc to lên/ ngắm nghía”, và tự nhận “anh như kẻ điên/ mê mải nặn trái tim mình/ bằng chữ”. Vậy là đã rõ, Mai Thìn muốn làm nhà thơ với tận cùng yêu thương, tận cùng chân thật bằng sự “bạo động chữ”, “tạo sinh nghĩa” để thành những thông điệp tình yêu và cuộc sống:

                              

   Thèm một câu thơ về loài hoa rũ tàn rồi bung nở

                              tôi chọn cà phê một mình

                              trong góc nhỏ nhìn ra ô cửa nhỏ

                              cây mai già trầm tư

 

                              chiêm nghiệm về phận người về nhân thế

                              mai còn một khoảng để vàng xuân

 

                              nhớ những gương mặt thật, mòn trong đời sống thật

                              tôi chọn cà phê một mình

                              những gương mặt yêu thương, trầm tích

                              của hôm nay và cả mai sau

 

                              đời quanh quẩn hơn thua hờn giận

                              vờn đau tròn quả địa cầu

 

                              tôi một mình

                              với cái bóng của mình

                              mòn nhau.

                                                                      (Với cái bóng của mình)

 Anh mê mải viết và tự “mòn” mình “với cái bóng của mình” bằng phép loại trừ, nhặt bỏ ra ngoài những gì là thừa thãi, rác rưởi, những gì là xa lạ với nhân vị, nhân sinh để giữ lại những hòa âm tốt đẹp của sự sống thật: “Mỗi ngày tôi nhặt từ trong tủ sách/ một vài trang rác/ một vài lời rác/ loại dần những điều không dùng đến/ những lời nói rỗng/ những con chữ rỗng/ xếp hàng từ hồi đi học”. Những gì không thuộc về thức nhận nhân văn, nhân ái của anh, chúng đã bị loại ra khỏi bộ nhớ thường nhật để còn lại những tinh hoa, tinh túy cho thơ, cho đời:

                              cứ thế từng ngày tôi nhặt từ tôi

                              những điều thừa

                              loại khỏi tôi

                              những cái bây giờ không còn thuộc về tôi nữa

 

                              cũng như mai đây

                              chỉ còn lại cái tên

                              dưới mỗi trang thơ

                              dưới mỗi bài thơ

 

                              mê mải

                              viết.

                                                            (Chỉ còn lại cái tên)

 Cái tên dưới mỗi trang thơ, bài thơ không gì khác là tên nhà thơ. Một quyền của nhà thơ là quyền được vui buồn cùng nhân dân và cuộc sống. Với tâm nguyện như thế, Mai Thìn đã không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác để thẳng bước trên con đường của lẽ phải, của điều thiện. Ra đi từ “cổ tích tình yêu”* với “đồng quê”* tuổi nhỏ vang “khúc sơn ca”*, rồi sau đó, anh tự “lặng lẽ xanh”* trước “thiên đường thơm rèm cửa nhà mình”* để nhận ra “tiếng chim về cũ”* là một hành trình của tình yêu và sự sống mà ở đó Mai Thìn đã hiện hữu mình như một thi sĩ đầy tin yêu và sáng tạo.

Còn nữa


Có thể bạn quan tâm