April 27, 2024, 2:12 am

Để có cái nhìn toàn diện về văn học thời kỳ đổi mới

(Phát biểu đề dẫn của PGS.TS. Phan Trọng Thưởng - Chủ tịch Hội đồng Lý luận - Phê bình, Hội Nhà văn Việt Nam)

 

Chúng ta đang đứng trước nhiệm vụ tổng kết thực tiễn văn học 30 năm đổi mới với tư cách của những người trong cuộc; vừa trực tiếp can dự, trực tiếp tạo nên thành tựu; vừa trực tiếp thừa hưởng những thành quả của tiến trình đổi mới về tư tưởng, trí tuệ và năng lực sáng tạo.

Nhìn lại chặng đường đổi mới đã qua, sau mỗi mốc 10, 15, 20, 25, chúng ta đều tiến hành hoạt động tổng kết, đánh giá thành tựu, nhìn nhận hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân để tiếp tục đổi mới. Nhưng có lẽ, vào các thời điểm đó, do chưa hội đủ các điều kiện nên việc tổng kết thực tiễn văn học so với một số lĩnh vực khác, chưa được chú ý đúng mức. Và lần này, trước mốc 30 năm, chúng ta không chỉ có thêm thời gian, có thêm thành tựu và kinh nghiệm, mà còn có thêm cơ sở khoa học và các điều kiện khách quan cần thiết khác để tiến hành tổng kết toàn diện thực tiễn văn học từ hoạt động sáng tác đến hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình, giao lưu quảng bá và tiếp nhận văn học.

Trong khuôn khổ của một Hội thảo khoa học, chắc chắn chúng ta không thể cùng lúc đặt ra và giải quyết được tất cả mọi yêu cầu, mọi phương diện. Nhưng ít nhất, trên phương diện lý luận, phê bình, tại Hội thảo này, với trí tuệ tập thể, chúng ta cùng tập trung trao đổi để làm rõ một số vấn đề học thuật có nghĩa nguyên tắc phương pháp luận để tạo cơ sở cho việc nhận thức, nhận diện và đánh giá thành tựu văn học 30 năm đổi mới.

 

PGS. Ts Phan Trọng Thưởng đọc lời đề dẫn

Có thể bạn quan tâm