April 27, 2024, 10:32 am

Cả nước có 12 địa phương cải cách TTHC hiệu quả

 

Sáng ngày 17/ 3, Hội đồng tu vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng  Chính phủ ( Hội đồng tư vấn cải cách TTHC) tổ chức họp báo công bố Báo cáo Chỉ số tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 ( APCI 2020). Cuộc họp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn  phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Mai Tiến Dũng chủ trì. Dự họp báo còn có các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ ( USAID), đại diện dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đấy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa ( Link SEM) cùng các chuyên gia và các cơ quan thông tấn báo chí.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã điểm lại những kết quả đạt được trong quá trình cải cách TTHC, đồng thời tiếp tục khẳng định, với phương pháp đánh giá dựa trên mô hình chi phí thấp ( Standard Cost Model- SCM) và được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp tại 63 địa phương, nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất về  chỉ số cải cách thủ tục hành chính (APCI) đã được xem là chỉ dấu quan trọng, phản ánh khách quan mức độ cải cách quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi chính sách, pháp luật thông qua việc phân tích bức tranh chân thực và sinh động về chi phí doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện TTHC theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời chỉ số APCI cũng thể hiện sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân về  cải cách TTHC.

Đưa ra 4  bài học về  cải cách TTHC, Bộ trưởng cũng khẳng định, Hội đồng tư vấn sẽ tiếp tục có những sáng kiến giúp Thủ tướng, Bộ, Ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa cải cách TTHC.

Theo đó, 4 bài học gồm:

Bài học thứ Nhất: Đưa việc thực hiện và giải quyết TTHC trên môi trường điện tử nhằm cải thiện và tiết kiệm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp trở thành ưu tiên và cấp bách tại của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương thay vì coi đây là một kênh dỗ trợ công tác quản lý

Bài học thứ Hai: Tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC bao gồm chi phí chính thức và không chính thức nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính.

Bài học thứ Ba: Chuyển  việc thực hiện các giải pháp để chuyển từ “ Tiền kiểm” sang “ Hậu kiểm

Bài học thứ Tư: Chỉ số chính là sự phản ánh một nền hành chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm sẽ đem lại hiệu quả về tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội.

Như vậy sau ba năm thực hiện đánh giá cải cách TTHC, những chỉ số phản ánh trải nghiệm của doanh nghiệp, người dân về những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách, tiết kiệm chi phí trong thực hiện TTHC được tăng lên theo từng năm. Cho thấy, đây chính là cơ sở để Chính phủ xây dựng những kế hoạch chỉ đạo, điều hành liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và doanh nghiệp trong thời gian tới.

Cho rằng vẫn còn dư địa trong cải cách TTHC khi cả nước mới có 12 địa phương được đánh giá cải cách TTHC hiệu quả, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học đã có những khuyến nghị, đóng góp cho Hội đồng tư vấn cải cách TTHC. Trong đó có việc chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các đơn vị, ngành, thông qua mô hình Chính phủ điện tử; Xây dựng kế hoạch phản hồi sớm các quy định TTHC thông qua nguồn nhân lực chất lượng cao, đem lại sự hài lòng, tin tưởng cho người dân, doanh nghiệp; Tổ chức công khai kết quả giải quyết TTHC thông qua truyền thông; Nghiên cứu để có những cơ chế đột phá trong cải cách TTHC.

Trong khuôn khổ họp báo, trả lời những câu hỏi của chuyên gia, phóng viên báo chí xung quanh những vấn đề nóng như : Chi phí không chính thức?: Về  những khuyến nghị của các cơ quan chức năng trong thanh, kiểm tra để doanh nghiệp, người dân yên tâm?;  Chi phí về môi trường; Thủ tục thông quan có chỉ số cải cách TTHC thấp ( giảm 8% so với năm 2019)... đã được các cơ quan liên quan trả lời thẳng thắn. Song chưa thực sự giải tỏa hết những quan tâm của phóng viên, chuyên gia có mặt tại buổi họp báo.

PV

 


Có thể bạn quan tâm