April 26, 2024, 8:14 am

Ấn tượng về văn học Hàn Quốc

Ba dịch giả Việt Nam gồm Lê Đăng Hoan, Kiều Bích Hậu, Đặng Lam Giang được mời sang Hàn Quốc tham dự Hội nghị quốc tế các nhà văn viết tiếng Hàn lần 8 diễn ra từ ngày 01- 04.11.2022 tại thành phố Gyeongju.

Sự kiện do Hội Văn bút quốc tế Hàn Quốc tổ chức, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hàn Quốc và thành phố Gyeongju. Liên hoan lần này có chủ đề “Tiếng Hàn giao tiếp với thế giới”. Đây là sự kiện toàn cầu, trong đó các nhà văn Hàn Quốc có cơ hội giao lưu với các nhà văn, nhà thơ, dịch giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Hơn 200 nhà văn tham dự sự kiện, trong đó có các nhà văn, dịch giả từ một số nước trên thế giới.

3 dịch giả đến từ Việt Nam đều có bài tham luận trong Liên hoan với chủ đề: “Việt Nam giao lưu với văn học Hàn Quốc” (Lê Đăng Hoan), “Ấn tượng về văn học Hàn Quốc” (Kiều Bích Hậu), “Giáo dục tiếng Hàn và văn học Hàn tại Việt Nam – tình hình và phương hướng phát triển” (Đặng Lam Giang).

Vanvn.vn trân trọng giới thiệu bài tham luận của nhà văn – dịch giả Kiều Bích Hậu với ba ngôn ngữ Việt – Anh – Hàn:

 

Dịch giả – nhà văn Kiều Bích Hậu trình bày tham luận trong Hội nghị tác giả viết tiếng Hàn. Ảnh: Jang Geon-seob

 

Ấn tượng về văn học Hàn Quốc

 

Nhà văn, nhà thơ là những người có tâm hồn nhạy cảm. Chính vì thế, họ sống động hơn bao giờ hết. Nhà văn, đặc biệt là nhà thơ luôn vui thái quá, luôn mơ mộng viển vông, nhưng cũng luôn buồn đau hơn ai hết trước mỗi sự cố, tai ương từ cuộc đời. Họ giữ được tâm hồn thanh sạch, hoặc ít ra, họ còn níu được tâm hồn trong thân xác. Bởi ngày nay, nhiều người chỉ đơn giản tồn tại, không biết mình là ai, từ đâu tới và sẽ tới đâu, ý nghĩa sống của mình là gì. Tâm hồn của những người đó đã bị bóp nghẹt, thậm chí rời bỏ họ từ lâu.

 

Giải quyết mọi vấn đề bằng kết nối qua thơ văn

Nếu tâm hồn bạn nhạy cảm, thanh sạch, bạn sẽ không thể gây tội ác, bạn sẽ không tham lam, không thù hận, không gây họa cho những người xung quanh và cho thiên nhiên. Bạn sẽ dành cho mình, cũng như mọi người và thế giới tình yêu thanh khiết, sự thấu hiểu, lòng trắc ẩn và sự giúp đỡ khi được yêu cầu. Những nhà thơ, nhà văn không chỉ có tâm hồn thanh sạch, nhạy cảm, mà họ còn có sự đam mê, ý chí, tình yêu thương nhân loại. Họ chuyển hóa tâm hồn mình vào từng dòng thơ, từng tác phẩm, dâng tặng cho loài người.

Tin tôi đi, mỗi người hãy viết những dòng thơ khi tâm hồn mình vui vẻ hát ca. Hãy trồng một cây xanh mỗi khi mùa xuân về. Hãy giúp đỡ người khác khi được yêu cầu. Hãy kết nối với nhau để chia sẻ tình yêu thương. Có như vậy, thì mọi vết thương, nỗi đau trên thế giới này sẽ được hàn gắn. Người người sẽ đọc sách, trồng cây, chia nhau quả ngọt,… Con người sẽ không cần sản xuất vũ khí nữa, không cần giết hại nhau để đua tranh quyền lực, tiền bạc, sức mạnh, tầm ảnh hưởng, vị trí nữa. Mẹ thiên nhiên và thế giới này có đủ tất cả mọi thứ cho chúng ta, khi và chỉ khi chúng ta biết làm việc chăm chỉ, yêu thương nhau, chia sẻ thành quả đạt được.

Bạn có cho rằng những điều trên đây là đúng không? Bạn đã bao giờ lắng nghe tâm hồn mình hát ca, và viết ra những điều vừa bất chợt đến khiến bạn hạnh phúc, hoặc suy tư? Đó chính là thơ! Và khi viết ra rồi, bạn hãy chia sẻ vần thơ chắt lọc từ tâm hồn thanh khiết của mình cho thế giới này. Bạn có tình yêu và sự sáng tạo để chia sẻ, và thế giới sẽ tặng lại bạn đúng những thứ đó, khiến bạn tràn trề niềm tin vào chính mình, vào mọi người xung quanh. Bạn được bao bọc bởi hạnh phúc do chính mình xây dựng, và từ vũ trụ đem lại.

Những năm vừa qua, thế giới của chúng ta phải đối mặt với chiến tranh liên miên, nạn khủng bố, thảm họa thiên tai, và đại dịch,… Những thảm họa đó không phải từ bên ngoài đưa đến, mà từ bên trong mỗi chúng ta, mỗi nhà cầm quyền, mỗi quốc gia. Chúng ta đều mưu cầu hạnh phúc, hòa bình, thịnh vượng, nhưng có bao giờ ta tự hỏi, với hành động này, ta có gây họa gì cho chính mình, cho thế giới? Hãy bắt đầu từ chính mình, thay đổi chính mình trước khi thay đổi người khác và thay đổi thế giới. Hãy cứu chính mình trước khi cứu người khác và cứu thế giới.

Và tôi phát hiện ra một điều lý thú rằng, chỉ có kết nối bền vững với nhau mới có thể giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống mỗi cá nhân cũng như vấn đề của một công ty, một tổ chức, hay một quốc gia, và thế giới. Làm việc tại Ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2019, tôi đã tích cực kết nối với các bạn thơ văn ở hơn 30 quốc gia khác nhau. Chúng tôi tổ chức dịch thuật văn học, in sách, hội thảo về tác phẩm, tác giả, các buổi đọc thơ, chia sẻ ý tưởng, thi sáng tác tác phẩm mới, trao giải thưởng,… Những hoạt động này khiến chúng tôi hiểu biết về nhau kỹ hơn, có tình cảm tốt đẹp với nhau, và tin tưởng rằng với sự gắn kết bền vững này, chúng tôi sẽ góp phần đẩy lùi các xung đột và các cuộc chiến tranh, giải quyết được các vấn đề khủng hoảng toàn cầu.

Tôi xin chia sẻ câu chuyện thực tế của mình về Hàn Quốc, văn học Hàn Quốc, và những người bạn Hàn Quốc của tôi. Hơn hai mươi năm trước, tôi rất ấn tượng với bộ phim Hàn Quốc “Yumi, tình yêu của tôi”. Tôi xem phim này, yêu thích vẻ đẹp phụ nữ Hàn Quốc, cách họ trang điểm, nói năng, cách họ chọn thời trang. Tôi cũng thấy ở Hà Nội mở bung ra nhiều shop quần áo thời trang Hàn Quốc, cửa hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc. Tôi mê man trước những bộ sưu tập thời trang Hàn, dù rất đắt đỏ so với thu nhập của người Việt Nam. Hàn Quốc có sức hấp dẫn tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, từ phim ảnh, âm nhạc, cho đến thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực… Và người Hàn Quốc đầu tiên mà tôi quen từ năm 2006, rồi sau đó kết nghĩa như em gái, là Choi Hana, một dịch giả, nhà nghiên cứu Việt Nam học. Cô cũng lấy tên Việt là Hà. Qua Choi Hana tôi biết chồng cô, anh Kwon, một doanh nhân Hàn Quốc, sau đó biết thêm Giáo sư Yu Insun, một nhà nghiên cứu Việt Nam nổi tiếng. Choi Hana đã dịch một số tác phẩm của các nhà văn Việt Nam nổi tiếng sang tiếng Hàn như: Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Võ Thị Xuân Hà,… Một bài học mà tôi có được từ Choi Hana, đó là sự kết nối rộng rãi với người Việt Nam, qua việc dịch tác phẩm văn học.

Cho tới năm 2022, tôi được gặp nhà báo, nhà thơ Jang Geon-seob lần đầu tiên tại Việt Nam. Sau khi Việt Nam dỡ bỏ lệnh hạn chế nhập cảnh do đại dịch vào tháng 4.2022, anh đã mua vé bay tới Việt Nam và ở lại đây 10 ngày trong tháng 6. Anh nói với tôi anh từng đi 40 nước trên thế giới, nhưng vẫn thích Việt Nam nhất và còn muốn trở lại Việt Nam nhiều lần nữa trong tương lai. Tôi ngạc nhiên biết bao khi anh không chỉ là Giám đốc điều hành của Hội thơ Hiện đại Hàn Quốc, mà còn làm trong Ban điều hành của tổ chức Văn bút Hàn Quốc quốc tế (International PEN Korea). Anh cũng là Tổng biên tập tờ báo ngày Miraeilbo và Chủ một nhà xuất bản, mỗi năm xuất bản tới hàng trăm đầu sách. Quả thực sức làm việc của anh phải bằng 5, 7 người khác cộng lại. Tại Việt Nam, chúng tôi đã đi chơi cùng anh Jang Geon-seob một lần và gặp gỡ thêm hai lần nữa để trao đổi về hợp tác trong việc đưa các đoàn nhà văn đi thăm và thực tế hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, dịch và xuất bản tác phẩm của nhau. Khi anh về nước, tôi lại thêm một lần nữa ngạc nhiên khi anh liên tục kết nối với chúng tôi, dù anh không nói được tiếng Việt hay tiếng Anh. Anh chỉ dùng tiếng Hàn Quốc, và chúng tôi vẫn hiểu nhau. Chúng tôi vẫn làm việc với nhau rất hiệu quả. Anh đã xuất bản tác phẩm cho các nhà thơ, nhà văn Việt Nam trên tờ báo mà anh là Tổng biên tập. Ngược lại, chúng tôi cũng tổ chức chuyển ngữ và giới thiệu tác phẩm của Jang Geon-seob trên tạp chí Văn nghệ Quân đội và các trang thơ Việt Nam.

Sự kết nối của nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động xã hội Jang Geob-seob gây ấn tượng mạnh mẽ với tôi. Tôi nhận ra một điều kỳ diệu mà anh đã tạo nên. Đó là anh khiến tôi yêu tiếng Hàn, cho dù hiện nay tôi vẫn chưa thể nói được tiếng Hàn. Nhưng những bài thơ tiếng Hàn anh gửi cho tôi, hay những câu thoại anh nhắn cho tôi hàng ngày bằng tiếng Hàn, đã khiến tôi chuyển thiện cảm của tôi với anh, sang việc yêu thích ngôn ngữ tiếng Hàn. Tôi thấy, thật là thú vị khi viết, nói bằng ngôn ngữ Hàn Quốc. Ngôn ngữ này không chỉ để giao tiếp, để sáng tác văn học mà còn là phương tiện tạo nên những vần thơ – là cây cầu kết nối tâm hồn người Việt Nam và người Hàn Quốc. Khi đọc những bài thơ của anh Jang Geon-seob viết bằng tiếng Hàn, mà tôi hiểu qua bản chuyển ngữ của các dịch giả, tôi thấy yêu mến đất nước Hàn Quốc hơn, và tôi bắt đầu có khao khát đến thăm đất nước Hàn Quốc. Tôi cũng đã thổ lộ với anh Jang Genon-seob rằng khi đến Hàn Quốc, tôi sẽ xin được về thăm mẹ anh, năm nay đã ngoài 90 tuổi, ở vùng quê của anh.

Và khao khát đó của tôi đã thành sự thật, khi tôi được mời tới tham dự sự kiện quốc tế “Cuộc thi của các nhà văn thế giới viết tiếng Hàn lần 8-2022” (The 8th World Hangeul Writers’ Contest in 2022′) tại Hàn Quốc từ ngày 1-4.11.2022. Đây là thành quả kỳ diệu của sự kết nối tâm hồn qua những vần thơ. Tôi tin rằng, qua sự kiện này, qua các tác phẩm viết bằng tiếng Hàn Quốc, tâm hồn người Hàn Quốc sẽ kết nối bền chặt với tâm hồn con người Việt Nam, cũng như các quốc gia khác. Chúng ta bắc cây cầu thơ văn đến với nhau, bên nhau trong sự thấu hiểu, niềm đam mê và tình yêu thương, chúng ta sẽ chữa lành mọi vết thương và cùng nhau chia sẻ cuộc sống tươi đẹp trên trái đất trong hòa bình.

 

Ấn tượng về văn học Hàn Quốc và vấn đề quảng bá văn học Hàn Quốc ở Việt Nam:

Có thể nói, trong các quốc gia châu Á, thì Hàn Quốc là nước đầu tư mạnh nhất vào việc quảng bá văn học Hàn tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu tích cực giữa nhà văn hai nước. Mỗi năm, ở Việt Nam có gần chục tác phẩm văn học Hàn Quốc được dịch và xuất bản. Không khó khi bạn ra hiệu sách, và muốn tìm kiếm vài cuốn sách văn học Hàn Quốc để mua. Chính tôi cũng từng mua tiểu thuyết “Thành phố với những người xa lạ” của tác giả Choi In-ho tại hiệu sách sân bay Đà Nẵng. Con gái tôi, tuổi 20, cũng nhanh chóng mua cuốn sách “Shine tỏa sáng” của tác giả Jessica Jung, một ngôi sao K-Pop quốc tế về đọc. Như vậy, tại các hiệu sách và trong các tủ sách gia đình Việt Nam, ngoài những tác phẩm của các nền văn học mạnh như Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, thì văn học Hàn Quốc đã có chỗ đứng của mình.

Bản thân tôi từng tham gia trực tiếp tổ chức một đoàn nhà thơ Việt Nam gồm 13 người (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) sang thăm và làm việc với đồng nghiệp tại Hiệp hội thơ Hiện đại Hàn Quốc ở Busan năm 2019. Các nhà thơ trong đoàn Việt Nam gồm: Nguyễn Bình Phương, Lê Thanh My, Ánh Huỳnh, Nguyễn Sĩ Đại, Phạm Xuân Trường, dịch giả Lê Đăng Hoan, Nguyễn Thị Phước, Phạm Quốc Ca,… Tiếp xúc với nhà thơ Hàn Quốc, tìm hiểu về tác phẩm của đồng nghiệp, đã để lại trong lòng các tác giả Việt Nam những ấn tượng mạnh mẽ. Họ đã đọc những tác phẩm trước đây chưa hề đọc, gặp những tác giả Hàn Quốc mà trước đó họ mới chỉ nghe nói đến, hoặc thậm chí chưa biết tên. Nhưng qua buổi giao lưu, gặp gỡ trực tiếp ấy, các nhà thơ Việt Nam không chỉ đã sáng tác những tác phẩm mới về đất nước, con người, bạn đồng nghiệp Hàn Quốc, mà đã có những kỷ niệm sâu sắc, hồi ức đẹp về văn chương và con người Hàn. Những kỷ niệm và hồi ức ấy chắc chắn tươi mới, đẹp đẽ hơn những hình dung cũ của họ về Hàn Quốc trước đây. Không những vậy, để kỷ niệm cho mối giao lưu thân tình giữa các tác giả thuộc Hội thơ Hiện đại Hàn Quốc và Hội nhà văn Việt Nam, tập thơ song ngữ “Gỗ trần” (Leafless Trees) tập hợp thơ của tác giả hai bên tham gia sự kiện văn học Busan tháng 10.2019 đã được xuất bản.

Nhìn trong lịch sử, quan hệ giao lưu trong lĩnh vực văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc có từ thế kỷ 14, nhưng hoạt động dịch văn học của hai bên bắt đầu từ giữa thế kỷ 20. Đặc biệt, việc dịch thuật và giới thiệu văn học Hàn Quốc ở Việt Nam chỉ được tiến hành từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Trong vòng 30 năm qua, đã có khoảng 130 đầu sách văn học Hàn Quốc được dịch và phát hành ở Việt Nam. Nội dung các sách ấy khá phong phú, từ tác phẩm dân gian Hàn Quốc, tiểu thuyết lịch sử cho đến truyện ngắn về cuộc sống hiện đại, sách văn học cho thiếu nhi, sách nghiên cứu giới thiệu lịch sử văn học Hàn Quốc.

Thực tế những năm qua, văn học Hàn Quốc được dịch, xuất bản và giới thiệu tại Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Một hỗ trợ quan trọng cho sự phát triển này là do chính phủ Hàn Quốc quyết tâm lớn thúc đẩy sự hiện diện của văn hoá và ngôn ngữ Hàn Quốc trên phạm vi châu Á và thế giới, trong đó có sự đầu tư lớn cho dịch thuật văn học và hỗ trợ xuất bản văn học Hàn Quốc tại nước ngoài, mà Việt Nam là một điểm đến được lưu tâm. Những năm đầu thế kỷ 21 là đỉnh cao của làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam, với sự hỗ trợ thường xuyên trong dịch thuật và xuất bản từ các tổ chức văn hoá Hàn Quốc như Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc (Literature Translation Institute of Korea), Quỹ văn hoá Daesan (The Daesan Foundation), Trung tâm văn hoá Hàn Quốc (Korean Cultural Centre)…

Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, sách dịch văn học Hàn Quốc tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt. Nguyên nhân là do đã có sự linh hoạt cơ cấu lại danh mục tài trợ dịch và xuất bản theo hướng ưu tiên các tác giả, tác phẩm đương đại đang gây chú ý trên văn đàn Hàn Quốc. Các nhà xuất bản đã chú ý quảng bá rộng rãi và tổ chức giới thiệu sách với sự có mặt của tác giả, giao lưu với nhà văn, nhà thơ, độc giả Việt Nam. Nhờ đó, các sự kiện này gây được hiệu ứng tốt, thu hút được độc giả cũng như giới làm sách Việt Nam. Đội ngũ những người dịch văn học Hàn Quốc cũng tăng lên, điển hình có: TS. Lê Đăng Hoan, TS. Nguyễn Thị Hiền, GS. Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Vân, Vũ Kim Ngân, Đặng Lam Giang,… Gần đây cũng đã xuất hiện lớp dịch giả mới sung sức và yêu văn học, được đào tạo cả ở Hàn Quốc và Việt Nam. Các tác phẩm được chuyển ngữ khá thuần thục và công phu. Nhờ đó, sách dịch văn học Hàn Quốc đã mở ra giai đoạn mới: thâm nhập thực sự bình đẳng vào thị trường sách Việt Nam. Văn học Hàn Quốc đã thực sự hiện diện và thể hiện sức lan toả trong thị trường Việt Nam. Đã có cái tên thực sự ấn tượng của văn học Hàn Quốc khiến độc giả Việt Nam chú ý, điển hình là nhà thơ Ko Un. Nhắc đến tên ông, thì hầu như giới văn chương Việt Nam ai cũng biết, và phần lớn độc giả cũng biết đến ông. Rất cần những cái tên nổi tiếng được quảng bá thành công như Ko Un. Điều này có được là nhờ đóng góp quan trọng của dịch giả Lê Đăng Hoan. Ông đã dịch 2 cuốn sách của Ko Un và phát hành tại Việt Nam là: “Bài hát ngày mai”, “Vạn đời người”. Khi sách xuất bản, đều được tổ chức sự kiện ra mắt sách thu hút đông đảo giới văn chương và bạn đọc Việt Nam.

Khi xem xét những tác giả, tác phẩm văn học Hàn Quốc được chọn dịch và giới thiệu ở Việt Nam, dễ dàng nhận thấy sự thiên lệch về văn học cận đại, về các trường phái hiện thực chủ nghĩa và tự nhiên chủ nghĩa. Chỉ khoảng ba năm trở lại đây, tình hình này mới có chiều hướng thay đổi khi hàng loạt các tác phẩm đương đại của văn học Hàn Quốc được dịch và giới thiệu đến độc giả Việt Nam. Điều này một phần là do ý thức, chủ đích của dịch giả, một phần cũng là do những tác giả, tác phẩm dán nhãn bestseller (bán chạy) khi tạo được hiệu ứng tốt ở Hàn Quốc tất nhiên sẽ dễ dàng du hành tới công chúng Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng để tạo nên một bức tranh văn học dịch Hàn Quốc ở Việt Nam đa màu sắc, phong phú về đề tài cũng như phong cách nghệ thuật. Tuy vậy, cũng cần tránh sa đà, chạy theo các tác phẩm đương đại mang nặng tính thị trường gây nhiễu loạn không gian đọc (như đã từng xảy ra với trường hợp văn học dịch Trung Quốc, Nhật Bản ở Việt Nam).

Có thể thấy, những tác phẩm văn học Hàn Quốc được ưa chuộng trên thị trường sách Việt Nam trong một số năm gần đây gồm:

– Bước chậm lại giữa thế gian vội vã (The Thing You Can See Only When You Slow Down) – Hae Min.

– Hãy chăm sóc mẹ (Please Look After Mom) – Shin Kyung-Sook.

– Bố con cá gai (I will always love you) – Jo Chang-in.

– Cô gà mái xổng chuồng (The Hen who dreamed she could fly) – Sun-mi Hwang.

– Yêu những điều không hoàn hảo (Love for imperfect things) – Hae Min.

– Bản chất của người (Human Acts) (Portobello Books, 2016) – Han Kang – Người ăn chay (The Vegetarian) – Han Kang

– Sinh năm 1982 (Born 1982) – Kim Ji Young

– Vạn đời người (Ten thousands lives) – Ko Un

Các sự kiện về văn học Hàn Quốc do hai phía Việt Nam và Hàn Quốc đồng tổ chức diễn ra ở Việt Nam nhiều hơn. Đơn cử có: Giao lưu tác giả Việt Nam – Hàn Quốc thường niên (Korean – Vietnam literary exchange event), Giao lưu cộng đồng dịch giả Việt Nam, Triển lãm văn học dịch và Trao giải thưởng Văn học dịch, Cuộc thi Review sách văn học Hàn Quốc, Workshop Dịch văn học Hàn Quốc,…

Trong quá trình giao lưu văn học, văn hóa Việt – Hàn, cần tránh thiên vào việc nhận diện những điểm tương đồng mà còn phải luôn ý thức việc chỉ ra những nét khác biệt giữa văn hóa, văn học hai nước. Từ đó, một mặt thấy rõ những điểm sáng của văn học nước bạn, mặt khác, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển văn học nước mình. Nếu trước đây trong lịch sử Việt Nam, các bậc hiền nhân đi trước lấy Nhật Bản làm tấm gương cho phong trào Duy Tân thì ngày nay, người Việt Nam đang xem sự thành công của kinh tế và văn hóa Hàn Quốc làm tấm gương cho mình. Trong tâm thế đó, rất cần hướng tới việc xây dựng những dự án dịch thuật và xuất bản mang tính hệ thống, có sự hợp tác giữa tổ chức tài trợ với các đơn vị thụ hưởng.

Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến công tác tái bản một số tác phẩm Hàn Quốc đã từng được giới thiệu ở Việt Nam. Ví dụ như tác phẩm Truyện Xuân Hương (Bae Yang Soo dịch) đã được xuất bản từ năm 1994 chỉ với 500 bản, không bán mà chỉ gửi tặng cho những cơ quan và cá nhân nghiên cứu liên quan tới Hàn Quốc. Có thể thấy Truyện Xuân Hương ở Hàn quan trọng như Truyện Kiều ở Việt Nam. Do tác phẩm chưa tái bản nên việc tìm đọc tác phẩm kiệt tác này đối với độc giả Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Các bản dịch có trên internet thì thường không đầy đủ hoặc có thiếu sót, chỉnh sửa sai lệch. Như vậy, tái bản là việc làm phù hợp và cần thiết. Ưu tiên trước mắt đối với những tác phẩm là kiệt tác của văn học Hàn Quốc và những tác phẩm được đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu thích. Hơn nữa, trong việc quảng bá tác phẩm và tác giả Hàn Quốc, cũng nên chú trọng đến việc tập trung vào một tác giả, để tạo ấn tượng mạnh, ghi dấu ấn trong lòng độc giả Việt Nam, như trường hợp đã làm được với tác giả Ko Un. Hiện nay cứ nhắc đến văn học Hàn Quốc là người Việt Nam nhớ tới Ko Un. Ngoài Ko Un, nên chọn ra thêm ít nhất 1 tác giả điển hình trẻ trung hơn của Hàn Quốc để ghim lại trong não độc giả Việt Nam.

Trên đây là một số cảm nhận của tôi về giao lưu và quảng bá văn học Hàn Quốc tại Việt Nam, kết nối con người qua văn học. Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe!

 

Đoàn dịch giả – nhà văn Việt Nam với bạn văn các nước ở Hàn Quốc

 

The miracle of connecting souls through the poetic bridge

 

Writers and poets have sensitive souls. Therefore, they are more alive than ever. Writers, especially poets, are always overjoyed, always daydreaming, but also sadder than anyone else in front of every incident and disaster from life. They keep their souls pure, or at least they keep their souls in their bodies. Because today, many people simple exist, not knowing who they are, where they come from and where they will go, what their life meaning is. The souls of those people have been strangled, even left them long ago.

If your soul is sensitive and pure, you will not be able to commit crimes, you will not be greedy, you will not hold grudges, you will not cause harm to people around you and to the Nature. You will give yourself, the people and the world pure love, understanding, compassion, and help others when they ask. Poets and writers not only have pure and sensitive souls, but they also have passion, will, and love for humanity. They transform their souls into each line of poetry, each work, then dedicate to mankind.

Believe me, each person should write poems when his soul is happy to sing. Plant a tree every spring. Please help others when they ask you. Let’s connect with each other to share the love. With that attitude and actions, all wounds and pains in this world will be healed. People will read books, plants trees, share sweets of life, etc. People will no longer need to produce weapons, no longer need to kill each other to compete for power, money, strength, tittle and position. Mother Nature and this world have enough everything for us, if and only when we work hard, love each other, and share the results.

Do you think the above matter is true? Have you ever listened to your soul singing, and wrote down the things that just happened to make you happy, or thinking? That’s poetry! And when you’ve written it down, share the poetry you’ve distilled from your pure soul with the world. You have love and creativity to share, and the world will give you exactly that, filling you with confidence in yourself and in the people around you. You are surrounded by the happiness you have built for yourself, and by the universe.

In recent years, our world and the mankind has faced constant wars, terrorism, natural disasters, and pandemics, etc. These disasters are not brought from outside, but from within each person of us, every ruler, every country. We all are seeking for happiness, peace, and prosperity, but have we ever wondered, with this action, what harm do we do to ourselves, to the world? Start from yourself, change yourself before you change others and change the world. Save yourself before you save others and save the world.

And I discovered an interesting thing that only sustainable connection with each other can solve all the problems of each individual’s life as well as the problem of a company, an organization, or a country, and the world. Working at the Foreign Affairs Department of the Vietnam Writers’ Association since 2019, I have actively connected with poets and writers in more than 30 different countries. We have organized literary translation, book printing, workshops on works, authors, poetry reading sessions, idea sharing, new work contests, awarding, etc. These activities make us get to know each other better, have good feelings for each other, and believe that with this stable connection, we will contribute to averting conflicts and wars, solving terrible problems of global crisis.

I would like to share my real story about Korea, Korean literature, and my Korean friends. More than twenty years ago, I was very impresses with the Korean movie “Yumi, my love”. I watched this movie, loved the beauty of Korean women, the way they did their make – up, talked, the way they chose fashion. I also saw in Hanoi opening up many Korean fashion clothing stores, Korean cosmetic stores. I was fascinated by Korean fashion collections, even though they were very expensive compared to the income of Vietnamese people. Korea had the same attraction for me as many other Vietnamese people, from movies, music, to fashion, cosmetics, food,… And the first Korean people I’ve known since 2006, then we got close to each other like we were sister, her name was Choi Hana, a translator, Vietnamese researcher. She also took the Vietnamese name Ha. Through Choi Hana I got to know her husband, Mr. Kwon, a Korean businessman, and then Professor Yu Insun, a famous Vietnamese researcher. Choi Hana had translated a number of works of famous Vietnamese writers into Korean language such as: Le Minh Khue, Ho Anh Thai, Vo Thi Xuan Ha, etc. One lesson that I have learned from Choi Hana is the widely connection with Vietnamese people, through the translation of literary works.

Until 2022, I met journalist and poet Jang Geon-seob for the first time in Vietnam. After Vietnam stopped the entry restrictions due to the pandemic in April 2022, he bought a flight ticket to Vietnam and stayed here for 10 days in June. He told me he had been to 40 countries around the world, but still likes Vietnam the most and still wants to come back to Vietnam many times in the future. How surprised I am that he is not only the Executive Director of the Modern Poetry Society of Korea, but also serves in the Executive Board of International PEN Korea. He is also the Editor-in-Chief of the daily newspaper Miraeilbo and the owner of a publishing house that publishes hundreds of books each year. Indeed, his working capacity must be equal to 5 or 7 other people combined. In Vietnam, we went out with Mr. Jang Geon-seob once and met him twice more to discuss on cooperation in exchanging visits of delegations of writers, translating and publishing each other’s works between Vietnam and Korea. When he returned his home country, I was once again surprised that he kept connecting with us, even though he could not speak Vietnamese or English. He only speaks Korean, and we still understand each other. We still work together very effectively. He has published works for Vietnamese poets and writers in the newspaper of which he is the Editor-in-Chief. On the contrary, we also organized the translation and introduction of Jang Geon-seob’s work in the Military Arts magazine and Vietnamese poetry pages.

The connection of poet, journalist, and social activist Jang Geon-seob makes a strong impression on me. I realized what a miracle he had created. It was he who made me fall in love with Korean, even though I still can’t speak Korean language right now. But the Korean poems he sent me, or the lines he texted me every day in Korean, made me turn my affection for him, to love Korean language. I find it very interesting to write and speak in the Korean language. This language is not only for communication and literary creation, but also as a means of writing poetry – a bridge connecting Vietnamese and Korean souls. When I read Mr. Jang Geon-seob’s poems written in Korean, which I understood through translations, I fell in love with Korea more, and I began to have a desire to visit Korea. I also confessed to Jang Geon-seob that when I come to Korea, I will visit his mother, who is over 90 years old this year, in his hometown.

And that desire of mine came true, when I was invited to attend the international event “The 8th World Hangeul Writers’ Contest in 2022) in Korea from November 1-4th, 2022. This is a wonderful result of soul connection through poems. I believe that, through this event, through works written in Korean, the soul of Korean people will firmly connect with the soul of Vietnamese people, as well as other countries. We build the poetic bridge to meet each other, stay side by side in mutual understanding, passion and love, we will heal all wounds and together share and enjoy the beautiful life on earth in peace.

*Impressions of Korean literature and the promotion of Korean literature in Vietnam

It can be said that, among Asian countries, Korea is the country that invests the most in promoting Korean literature in Vietnam, as well as promoting positive exchange relations between writers of the two countries. Every year, in Vietnam, nearly a dozen Korean literary works are translated and published. It is not difficult when you go to a bookstore, and want to find some Korean literature books to buy. I one time also bought the novel “Another man’s city” by author Choi In-ho at the Da Nang airport bookstore in Vietnam. My daughter, at the age of 20, also quickly bought the book “Shine” by Jessica Jung, an international K-Pop star. Thus, at bookstores and in Vietnamese family bookcases, in addition to the works of strong literatures such as France, Russia, England, America, China, Germany, and Japan, Korean literature now has its place.

I personally participated in organizing a group of 13 Vietnamese poets (belonging to the Vietnam Writers Association) to visit and work with colleagues at the Korean Modern Poets’ Society in Busan in 2019. The Vietnamese delegation includes the poets: Nguyen Binh Phuong, Le Thanh My, Anh Huynh, Nguyen Si Dai, Pham Xuan Truong, Nguyen Thi Phuoc, Pham Quoc Ca, and translators, Dr Le Dang Hoan,… Meeting Korean poets, learning about the works of Korean colleagues, Vietnamese authors had strong impressions in their hearts. They read works they had never read before, met Korean authors they had only heard of, or even didn’t know their names of before. But through that literary exchange and face-to-face meeting, Vietnamese poets not only composed new works about the Korean country, people and colleagues, but also had deep and beautiful memories about Korean literature and people. Those memories are certainly fresher, more beautiful than their old images of Korea before. Not only that, to commemorate the intimate exchange between the authors of the Korean Modern Poets Society and the Vietnam Writers’ Association, the bilingual volume of poems “Leafless Trees” by the two countries’ authors who participated the Busan literary event in October 2019 was published.

Historically, the cultural exchange relationship between Vietnam and Korea dates back to the 14th century, but the literary translation activities of the two sides began in the mid-20th century. Introduction of Korean literature in Vietnam has only been carried out since the two countries established diplomatic relations in 1992. Over the past 30 years, there have been about 130 Korean literary books translated and published in Vietnam. The content of these books is quite rich, from Korean folk works, historical novels to short stories about modern life, children’s literature books, research books introducing the history of Korean literature.

In fact, over the years, Korean literary works being translated, published and introduced in Vietnam has grown in both quantity and quality. An important support for this development is the Korean government’s great determination to promote the presence of Korean culture and language in Asia and the world, including a large investment in literary translation services and support to publish Korean literary works abroad, of which Vietnam is a noted destination. The early years of the 21st century was the peak of the Korean wave in Vietnam, with regular support in translation and publication from Korean cultural organizations such as the Literature Translation Institute of Korea, The Daesan Foundation, Korean Cultural Center…

Especially from 2010 until now, Korean literature books in Vietnam have made leaps and bounds. The reason is that there has been a flexibility to restructure the list of translation and publication sponsorships in the direction of prioritizing authors and contemporary works that are attracting attention in Korean literature. Publishers have paid attention to widely promoting and introducing books with the presence of authors, interacting with Vietnamese writers, poets and readers. As a result, these events have had a good effect, attracting Vietnamese readers as well as publishers. The team of Korean literary translators also increased in Vietnam, typically: Dr. Le Dang Hoan, Dr. Nguyen Thi Hien, Prof. Phan Thi Thu Hien, Nguyen Thi Thu Van, Vu Kim Ngan, Dang Lam Giang, etc. Recently, a new class of dynamic literary translators has appeared, studied and trained in both Korea and Vietnam. The works are translated quite skillfully and elaborately. As a result, Korean literature books have reached a new stage: truly equal penetration into the Vietnamese book market. Korean literature has really been present and shown its pervasive power in the Vietnamese book market. There was really impressive name of Korean author that caught the attention of Vietnamese readers, typically the poet Ko Un. Almost Vietnamese readers and literary critics knows his name and works as well. It is very necessary for famous Korean authors’ names to be successfully promoted like Ko Un. Thanks to the important contribution of translator Le Dang Hoan, the name of Ko Un has become wellknown in Vietnam. He translated and published 2 books of Ko Un in Vietnam: “Tomorrow’s Song”, “Ten thousand lives”. When those books were published, the book launch were held to attract a large number of Vietnamese literary critics and readers.

When considering the Korean literary authors and works selected to be translated and introduced in Vietnam, it is easy to see the bias towards modern literature, the schools of realism and naturalism. This situation has tended to change when a series of contemporary works of Korean literature have been translated and introduced to Vietnamese readers only about the past three years. This change is partly due to the consciousness and intention of the translators, partly on the authors and works labeled bestsellers which had good effects in Korea will of course easily travel to Vietnamese book market. This is a good signal to create a picture of Korean literature in Vietnam that is colorful, rich in themes as well as artistic style. However, it is also necessary to avoid falling behind, pursuing contemporary works based on market value that disturb the reading quality (as happened with the case of Chinese and Japanese literature in Vietnam).

It can be seen that the popular Korean literary works in the Vietnamese book market in recent years include:

– The Thing You Can See Only When You Slow Down – Hae Min

– Please Look After Mom – Shin Kyung-Sook

– I will always love you – Jo Chang-in

– The Hen Who Dreamed She Could Fly – Sun-mi Hwang

– Love for imperfect things – Hae Min

– Human Acts (Portobello Books, 2016) – Han Kang

– The Vegetarian – Han Kang

– Born 1982 – Kim Ji Young

– Ten thousand lives – Ko Un

Events on Korean literature co-organized by the two sides of Vietnam and Korea take place in Vietnam more often. For example, there are: Korean – Vietnam literary exchange event, Vietnamese translator community exchange, Literary Translation Exhibition and Prize Award for Translation Literature, Book Review Contest of Korean literature, Workshop on Korean literature Translation,…

In the process of cultural exchange between Vietnam and Korea, it is necessary to avoid bias in identifying similarities but also to be aware of pointing out the differences between the two countries’ cultures and literatures. From there, on the one hand, you can clearly see the bright spots of the Korean literature, and on the other hand, draw lessons for the development of Vietnamese literature. In Vietnamese history, the previous sages took Japan as an example for the Duy Tan movement, today, Vietnamese people are looking at the success of Korean economy and culture as an example. With that in mind, it is necessary to work towards building systematic translation and publishing projects with cooperation between the donor organization and the beneficiaries.

In addition, it is also necessary to pay attention to the reproduction of some ancient Korean works that have been introduced in Vietnam. For example, the work “The Tale of Xuan Huong” (translated by Bae Yang Soo) has been published since 1994 with only 500 copies, which were not sold, but only donated to agencies and individuals related to Korea. It can be seen that “The Tale of Xuan Huong” in Korea is as important as the “Tale of Kieu” in Vietnam. Because the work has not been reprinted, it is difficult for Vietnamese readers to find and read this masterpiece. Translations of this work available on the internet are often incomplete or contain erroneous corrections. Thus, reprinting the masterpiece is a suitable and necessary job. Immediate priority is given to works that are masterpieces of Korean literature and works that are loved by a large number of Vietnamese readers. Moreover, in promoting Korean works and authors, it is also important to focus on one author, in order to make a strong impression and leave a mark in the hearts of Vietnamese readers, as we see the case with author Ko Un. Nowadays, whenever Vietnamese people think of Korean literature, they will think about Ko Un. In addition to Ko Un, at least 1 more typical Korean author should be selected to be imprinted in the brains of Vietnamese readers.

Above are some of my feelings about exchanging and promoting Korean literature in Vietnam, connecting people through literature.

Chuyên đề Văn học Hàn Quốc trong sách “Viết & Đọc” NXB Hội Nhà văn tháng 9.2022 tại Việt Nam

시(詩)의 다리로 영혼을 잇는 기적

– 끼에우 빅 하우(Kieu Bich Hau)

작가와 시인은 민감한 영혼입니다. 그렇기 때문에 그들은 그 어느 때보다 더 생생합니다.

작가들, 특히 시인들은 항상 기뻐하고, 항상 공상하지만, 인생의 모든 사건과 재난이 앞에 그

누구보다 슬퍼합니다. 그들은 영혼을 순수하게 유지하거나, 적어도 영혼을 육체에 유지합니다.

왜냐하면 오늘날 많은 사람이 자신이 누구인지, 어디서 왔는지, 어디로 갈 것인지, 삶의 의미

가 무엇인지 알지 못하고 그저 존재하기 때문입니다. 그 사람들의 영혼은 교살되어 오래전에

떠났습니다.

시를 통해 모든 문제를 해결

영혼이 예민하고 순수하면 죄를 짓지 못하고, 욕심을 부리지 않고, 원한을 품지 않고, 주변

사람과 자연에 해를 끼치지 않겠습니다. 당신은 자신, 사람들과 세상에 순수한 사랑, 이해, 연

민, 그리고 도움을 요청할 때 줄 것입니다. 시인과 작가는 순수하고 감성적인 영혼을 가지고

있을 뿐만 아니라 인간에 대한 열정과 의지, 인류 사랑을 가지고 있습니다. 그들은 자신의 영

혼을 시의 각 줄, 각 작품으로 변형시켜 인류에게 줄 것입니다.

저를 믿으십시오. 자신의 영혼이 기뻐서 노래할 때 시를 써 보세요. 매년 봄에 나무를 심어

보시고, 다른 사람이 요청할 때 도와주시고, 사랑을 나누기 위해 서로 손을 잡으세요. 그것으

로 이 세상의 모든 상처와 고통이 치유될 것입니다. 사람들은 책을 읽고, 나무를 심고, 과자를

나누는 등의 일을 할 것입니다. 더 이상 무기를 생산할 필요가 없으며, 더 이상 권력, 돈, 힘,

영향력, 지위를 놓고 경쟁하기 위해 서로를 죽일 필요가 없습니다. 우리가 열심히 일하고, 서

로 사랑하고, 이루어지는 결과를 공유한다면, 대자연과 이 세상은 우리를 위한 모든 것을 제

공해줄 것입니다.

위의 내용이 맞는다고 생각하십니까? 당신은 당신의 영혼이 노래하는 것을 듣고, 갑자기 당

신을 행복하게 만들거나 생각하게 된 일을 적어 본 적이 있습니까? 그것은 바로 시입니다. 그

리고 그것을 적었을 때, 당신의 순수한 영혼에서 추출한 시가 이 세상과 공유하게 됩니다. 당

신에게는 공유할 수 있는 사랑과 창의성이 있으며, 세상은 당신에게 바로 그것을 줄 것이며,

당신 자신과 주변 사람들에 대한 자신감으로 가득 차게 될 것입니다. 당신은 자신과 우주에

의해 구축된 행복으로 둘러싸여 있습니다.

최근 몇 년 동안 우리 세계는 끊임없는 전쟁, 테러, 자연재해 및 전염병 등을 겪어 왔습니

다. 이러한 재해는 외부에서가 아니라 각 개인, 모든 통치자, 모든 국가 내부에서 발생합니다.

우리는 모두 행복, 평화, 번영을 추구하지만, 이 행동으로 인해 우리 자신과 세상에 어떤 해를

끼치는지 자신에게 물어본 적이 있습니까? 남을 바꾸고 세상을 바꾸기 전에 나 자신부터 시작

해보세요. 남을 구하고 세상을 구하기 전에 자신을 구하십시오.

그리고 지속 가능한 연결만이 개인의 삶의 문제, 회사, 조직, 국가의 문제, 그리고 세계의

모든 문제를 해결할 수 있다는 흥미로운 사실을 발견했습니다. 2019년부터 베트남작가협회 대

외관계위원회에서 일하면서, 30여 개국의 시인, 작가들과 활발히 교류하고 있습니다. 문학 번

역, 책 인쇄, 작품과 작가에 대한 워크숍, 시 낭독회, 아이디어 공유, 신작 공모전, 시상 등의

활동을 통해 서로를 더 잘 알게 되고 좋은 감정을 갖게 되고, 이 안정적인 연결을 통해 우리

는 갈등과 전쟁을 물리치고, 글로벌 위기를 해결하는 데 기여할 것이라고 믿습니다.

한국, 한국 문학, 한국 친구들에 대한 저의 실제 이야기를 나누고 싶습니다. 20여 년 전 한

국 영화 ‘내 사랑 유미’에 깊은 인상을 받았습니다. 저는 이 영화를 보고, 한국 여성들의 아름

다움, 화장법, 말하는 방식, 패션을 선택하는 방식을 사랑하게 됩니다. 또한 하노이에서 많은

한국 의류 매장, 한국 화장품 매장을 여는 것을 봤습니다. 베트남 사람들의 수입에 비해 매우

비싸지만, 한국 패션 컬렉션에 매료됩니다.

저뿐만 아니라 많은 베트남 사람들에게 한국의 영화, 음악, 패션, 화장품, 음식까지 매력적

입니다. 그리고 2006년에 처음 만났고 나중에 자매결연을 한 한국인은 번역가이자 베트남에

대한 연구원인 최하나 씨였습니다. 그분은 베트남 이름 하(Ha)를 사용했습니다. 최하나 씨를

통해 남편인 한국 사업가인 권 씨와 베트남에 대한 유명 연구원인 유인순 교수를 알게 됐습니

다.

최하나 씨는 레 밍 쿠에(Le Minh Khue), 호 아잉 타이(Ho Anh Thai), 보 티 쑤언 하(Vo

Thi Xuan Ha) 등과 같은 베트남의 유명 작가들의 많은 작품을 한국어로 번역했습니다. 제가

최하나 씨에게서 배운 한 가지 교훈을 배웠습니다. 바로 문학 작품의 번역을 통해 베트남 사

람들과 널리 연결되는 것입니다.

베트남에서 신문사 기자인 장건섭 시인을 처음 만났습니다. 장건섭 시인은 2022년 4월 베

트남이 팬데믹으로 인한 입국제한을 해제한 후 베트남 행 비행기 표를 사서 6월에 10일간 머

물렀습니다. 그동안 러시아를 비롯해 전 세계 40여 개의 국가를 가 보았고, 베트남 역시 여러

차례 방문해 보았지만 여전히 베트남이 가장 좋아서 앞으로도 여러 번 베트남에 다시 오고 싶

다고 이야기했습니다.

그는 또 한국현대시인협회의 이사 및 홍보위원장으로 활동하며 지난 2015년부터 베트남작

가협회와 한국현대시인협회와의 ‘한국-베트남국제문학교류’ MOU 체결을 위해 수차례 베트남</


Có thể bạn quan tâm