April 26, 2024, 7:46 pm

50 năm: " Muộn còn hơn không"

 

Nối vòng tay lớn” một trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ra đời năm 1968, sau gần 50 năm sống trong lòng công chúng yêu âm nhạc, tác phẩm đã được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến trên toàn quốc từ ngày 12/4/2017 . Văn bản nêu rõ: Xét đề nghị kèm theo hồ sơ ngày 28-3-2017 của Trường Đại học Y dược Huế về việc cấp giấy phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975; Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng nghệ thuật ngày 11-4-2017 và Đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa, ca khúc Nối vòng tay lớn, tác giả Trịnh Công Sơn - tác phẩm sáng tác trước năm 1975, được phép phố biến trên toàn quốc.

 

Sau gần 50 năm " Nối vòng tay lớn" được cấp phép phổ biến rộng rãi . Ảnh Internet

Như vậy, có thể hiểu, theo  văn bản này, Cục NTBD đề nghị Trường Đại học Y dược Huế và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện đúng nội dung Giấy phép và các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15-3-2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24-3-2016, Thông tư số 10/2016/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL và quy định pháp luật có liên quan.

Theo đó, tính đến ngày hôm nay, tác phẩm đã được phổ biến  hợp pháp, còn gần 50 năm qua “ Nối vòng tay lớn”  ở trong tình trạng phổ biến“ bất hợp pháp”, là vi phạm Luật.  Không bàn đến những bất cập trong việc tác phẩm được Cục cấp giấy phép đã xảy ra vào những ngày trước đó như đã có đơn đề nghị của Trường Đại học Y Dược Huế - đơn vị sẽ phối hợp tổ chức đêm nhạc “ Nối vòng tay lơn” sự bất bình từ phía dư luận xã hội, mà chỉ nhìn vào cách “hành xử” của Cục biểu diễn nghệ thuật cho thấy một quy trình làm việc máy móc, nặng cơ chế  xin – cho vô hình chung đã tạo nên một làn sóng dư luận không đáng có.

Được biết, việc cấp phép lưu hành cho các ca khúc sáng tác trước năm 1975 được thực hiện từ năm 1989. Do nhu cầu hưởng thụ ca khúc của công chúng, 4 năm trước, Cục NTBD từng kêu gọi các địa phương, cá nhân sở hữu hoặc có quyền sở hữu các tác phẩm âm nhạc sáng tác trước năm 1975 tập hợp tác phẩm về Cục, để đơn vị thẩm định và cấp phép lưu hành. Trên thực tế là đã có hàng nghìn ca khúc được tập hợp và gửi về Cục song đến nay số lượng ca khúc sáng tác trước năm 1975 được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép lưu hành vẫn còn rất hạn chế. Và những ca khúc nổi tiếng như “Hà Nội – Huế - Sài Gòn”, “Ca dao Mẹ”, “Đêm thấy ta là thác đổ”, “Lên đàng”…của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Lưu Hữu Phước cũng nằm trong số chưa được cấp phép phổ biến với lý do chưa có đơn vị nào đề nghị cấp phép.

Đại diện Cục NTBD xác nhận trước thời điểm này, cả 4 ca khúc trên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều chưa có cá nhân hay đơn vị nào đứng ra xin cấp phép nên Cục chưa có cơ sở nào để cấp phép phổ biến rộng rãi các ca khúc này. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ca khúc được sáng tác trước năm 1975. Nếu chiếu theo quy định phải có người xin cấp phép thì hầu hết hoạt động âm nhạc lâu nay đều vi phạm pháp luật.Tuy nhiên ghi nhận từ thực tế, rất nhiều tác phẩm âm nhạc được sáng tác từ trước 75 đã được các sở VHTT cấp phép biểu diễn, và với cách vận dụng quy đinh mới thì việc buộc phái có một giấy " phép mẹ" thay thế giấy "phép con"  của Cục nghệ thuật biểu diễn hẳn là đã " chậm " và "thừa", khi cảm thụ thậm mỹ và nhu cầu của công chúng yêu nghệ thuật đã được nâng cao . Từ  số  phận của “ nối vòng tay lớn” ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em giái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đề nghị “Cục NTBD nên cập nhật danh sách các bài đã được các Sở VHTT khắp cả nước cho phép biểu diễn, lưu hành, thay vì chúng tôi phải làm thủ tục xin phép một lần nữa”. Dù sao thì sau 50 năm dẫu muộn vẫn còn hơn không.

 

PV


Có thể bạn quan tâm