May 2, 2024, 11:04 am

Văn học hậu 11/9 dưới chủ nghĩa hiện thực mới

LTS: Chủ nghĩa hiện thực mới dựa vào phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, nhưng vẫn giữ các nguyên tắc cơ bản "Chủ nghĩa hiện thực" của mình, mang chủ đề sáng tác tập trung vào tình hình chính trị và các vấn đề hiện thực xã hội đương đại. Sau “Sự kiện 9/11”, các nhà văn chủ nghĩa hiện thực mới đã đáp ứng, sáng tác ra một số tác phẩm “Văn học hậu 11/9”. Bằng cách phân tích “Người rơi” và “Phần tử khủng bố”, chúng ta cố gắng chứng minh rằng các tác giả văn học chủ nghĩa hiện thực mới Mỹ trong sáng tác “Văn học hậu 11/9” đã cùng phản ánh nội dung, cụ thể là khám phá những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và giải pháp cho vấn đề.

 

1- Văn học hiện thực mới kích thích chủ nghĩa hậu hiện đại

Từ quan điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại, năm 2001, ở Mỹ xảy ra “Sự kiện 11/9”, có thể được coi như một hành vi biểu diễn nghệ thuật của chủ nghĩa hậu hiện đại. Sau khi “Sự kiện 11/9” xảy ra, nhiều tác giả nhanh chóng chuyển từ sáng tác văn học hậu hiện đại sang sáng tác văn học chủ nghĩa hiện thực mới. Họ không chú trọng quan sát thực tế thế giới để mô tả y chang, mà chú trọng tập trung quan sát các vấn đề trọng đại trong thực tế xã hội. Trong sáng tác, họ đột phá các hạn chế của văn học hậu hiện đại, “đã hình thành phong cách chủ nghĩa hiện thực mới có tính thách thức phong phú, sự sôi động tràn trề, tác phẩm của họ ở mức độ nhất định đã tăng cường và mở rộng ý nghĩa thực sự của cuộc sống, và tiến hành can thiệp vào xã hội và lịch sử"(1).

Các tác giả chủ nghĩa hiện thực mới đưa bọn khủng bố này ra không gian lý luận và lịch sử sâu rộng để tiến hành tưởng tượng và xem xét chi tiết, sáng tác những tác phẩm chủ đề “Văn học hậu 11/9”.

Trong bài này sẽ chọn các tác phẩm tiêu biểu là “Người rơi” (Falling Man, 2007) của Don DeLillo và “Phần tử khủng bố” (Terrorist,  2006)  của Updike để mang ra phân tích.

Nước Mỹ ngày 11/9


Có thể bạn quan tâm