May 3, 2024, 11:23 pm

Vai trò của kinh tế xanh trong bảo tồn di sản Văn hóa và Thiên nhiên

      Hội nghị quốc tế mang tên "Vai trò của kinh tế xanh trong bảo tồn di sản Văn hóa và Thiên nhiên " do Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam tổ chức  đã diển ra vào ngày 10.10.2022 nhân 68 năm ngày tiếp quản Thủ đô và 20 năm báo Ngày Nay ( nay là tạp chí thuộc Liên hiệp các Hội unesco Việt Nam). Hội thảo có sự tham dự của Ngài Geor Christophides, Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội Unesco thế giới, các đại sứ; tham tán, công sứ các nước Philippin, Bungari, Lào, Indonexia, Thụy Điển, Đức, Nga, Cu Ba, Adacbadan, các học giả trong và ngoài nước, các văn nghệ sĩ, trí thức, dianh nhân, các hãng truyền thông, các nhà báo  tham dự.    
Các đại biểu tham dự Hội nghị 
Đây là hội nghị quốc tế lần thứ ba do Liên hiệp chủ trì bàn về những vấn đềb liên quan đến sự nghiệp bảo tồn di sản- vốn là mối quan tâm chung của các quốc gia , đồng thời cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển bền vũng và hình thành những chuẩn mực căn bản củ đạo đức toàn cầu. 14 tham luận được trình bày tập trung vào nội dung: Vai trò của các cấp quản lý từ Nhà nước đến bộ, ngành kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục, truyền thông báo chí , bảo tàng, nguồn nhân lực trong bảo tồn di sản văn hóa thiên nhiên.    
Ngài Geor Christophides, Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội Unesco thế giới, với các đại biểu nhà sư
Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà báo, nhà ngoại giao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam, Nguyễn Xuân Thắng xác định: Thế giới đang hướng tới những nô hình kinh tế mới- mô hình " Kibh tế xanh" với 5 lĩnh vực chính là các nguồn năng lượng, công nghệ sạch, nông nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng sinh thái, cắt giảm khí thải và hoạc định phát triển đô thị bền vững. Xu hướng phát triển "kinh tế xanh" ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào là lợi thế sẵn có cho Việt Nam tham gia vào các chương trình mục tiêu thiên niên kỷ để hướng tới xây dựng một "nền kinh tế xanh" phát triển bền vững. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng tới nguyên tắc gốc của các di sản văn hóa. Một trong những thử thách lớn cần giải quyết là làm sao để hài hòa giữa việc phát triển lợi ích kinh tế và việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên. Đây là bài toán cần được tính đến, là ẩn số cần được giải mã chính xác trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của mỗi quốc gia khi đứng trước sự lựa chọn một bên là sự thôi thúc bởi các lợi ích kinh tế đầy hấp dẫn và bên kia các mục tiêu văn hóa lâu dài. Mô hình "kinh tế xanh" được kỳ vọng có thể đem đến cho Việt Nam một cơ hội định vị lại mình trong một thị trường thế giới đầy tiềm năng về cơ hội phát triển bền vững , hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu xã hội mà vẫn bảo đảm việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống vì sự phát triển bền vững. Hội nghị thống nhất đánh giá: Đã đưa ra khái niệm, định nghĩa và vai trò hết sức đúng đắn về " nền kinh tế xanh"; mối quan hệ liên kết giữa các di sản văn hóa và thiên nhiên trong nước như Vịnh Hạ Long, Tràng An, Thăng Long, Phong Nha Kẻ Bàng.... và các nước trên thế giới; xây dựng các hệ thống dữ liệu có tác động đến di sản văn hóa và thiên nhiên, kể cả câc tác động tác hại về di sản từ con người, từ quy hoạch, xây dựng, du lịch, khai thác làm mới di tích, thắng cảnh làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa và thiên nhiên. Đặc biệt, trong phát biểu của đại biểu ngoại giao các nước: như: Adacbaidanvề đề nghị liên kết học tập kinh nghiệm bảo tồn và phát huy di sản sau thiên tai, địch họa; của Thụy Điển về tác động âm nhạc nối kết việc trùng tu, bảo tồn các di tích, danh thắng; các khuyến nghị về các giải pháp bảo tồn di sản và nền kinh tế xanh của tiến sĩ Trần Kim Hảo, chuyên gia kinh tế độc lập là những đóng góp rất quan trọng cho hội nghị. 
  L. A. D

Có thể bạn quan tâm