May 6, 2024, 8:52 am

Tan loãng một nghề, hội tụ một thú chơi

 

Nhiếp ảnh trước kia là một nghề không dễ học, tuy vậy khi kĩ thuật số tràn đến, nó đã được ứng dụng rất nhanh vào kĩ nghệ hình ảnh nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Công nghệ mới vô tình đã khiến cho những người theo nghề theo lối truyền thống lao đao, nhưng dường như lại mở ra cho cả cộng đồng một cơ hội giải trí vô hạn.

 

Công nghệ mới và sự lên ngôi của nhiếp ảnh tự do

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Tuy có vẻ vẫn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, nhưng theo quan niệm của những nước công nghiệp phát triển, từ lâu họ đã có sẵn một quy tắc thành văn bản hẳn hoi: Nếu ai sống bằng nghề, thì được coi là “chuyên nghiệp”, còn những người có thể làm được công việc đó, nhưng chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân, thì được gọi là “nghiệp dư”. Tỷ dụ: Một người khi được tuyển vào ngành vận tải, trở thành lái xe, rồi được giao cho chiếc xe containe dài ngoẵng như một toa tàu, anh ta đột nhiên được hàng xóm gọi là “bác tài”. Trong khi cả nhà anh ai cũng lái được xe, nhưng là xe gia đình, nên chẳng ai được phong làm “bác tài” cả!

Vậy nếu coi nhiếp ảnh là một nghề, thì những người hành nghề ấy là ai? Trước hết, đó phải là những người đang sống bằng thu nhập chính có được trong một hiệu ảnh nào đó. Dù quy mô ở mức nào, thì ta cứ coi họ là những người “chuyên nghiệp”. Cùng với họ là đội ngũ những phóng viên nằm trong biên chế tại các tòa báo, được ăn lương theo ngạch bậc hẳn hoi. Những người coi nhiếp ảnh như một thú chơi, sống bằng thu nhập từ các nguồn khác, nghề khác, thì ta tạm xếp họ là “nghiệp dư”.

Thực tế hiện nay, lực lượng nhiếp ảnh “nghiệp dư” đang ngày một lấn át, thu hẹp không gian hành nghề của giới “chuyên nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm