May 6, 2024, 5:51 am

Năng suất lao động và bài toán cải cách tiền lương

 

Mới đây trong cuộc họp về Xây dựng đề án tiêu chí việc làm, nhằm sớm thực hiện chính sách cải cách tiền lương một cách hiệu quả. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, hiện đang có thực trạng ở khối tư nhân thì một người làm nhiều việc, trong khi ở khối nhà nước thì nhiều người làm một việc là không ổn. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần phải đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án trong 2019 trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy gắn với tinh giản biên chế. Tuy nhiên, để tăng năng suất lao động như kỳ vọng, không chỉ đơn thuần là thay đổi vị trí làm việc hay một người làm nhiều việc mà phải từ chính những suy nghĩ hay nói đúng hơn là sự tận tuỵ của mỗi cá nhân được giao nhiệm vụ

Trước tiên xin được khẳng định rằng, đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Trung ương Đảng về cải cách tiền lương từ trước tới nay. Và nếu thuận lợi, Nghi quyết 27 sẽ được bắt đầu thực hiện từ năm 2021. Và như vậy, nếu tính từ thời điểm hiện tại, sẽ chỉ còn chưa đấy hai năm nữa (tức tới hết năm 2020) để Chính phủ có thể triển khai Nghị quyết, đồng thời nghiệm thu, trình Quốc hội làm căn cứ thực hiện phê chuẩn chính sách cải cách tiền lương mới. Song song với thực hiện đề án, từ nay đền thời điểm 2021, Chính phủ vẫn tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ bản mỗi năm 7% theo Nghị quyết của Quốc hội, sau đó từ 2021 trở đi sẽ cải cách căn bản chính sách tiền lương mà nội hàm bao gồm trong khu vực hành chính nhà nước (trả lương theo vị trí việc làm và chức danh, chức vụ lãnh đạo), trong khu vực doanh nghiệp thì thực hiện ngang bằng nhau với khối doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước (loại trừ lương người đại diện chủ sở hữu, người làm công tác quản lý)…

Không phải đến thời điểm hiện tại, sự so sánh về năng suất lao động giữa khối tư nhân và khối nhà nước (nói chung) mới được đặt lên bàn cân đong đo đếm, mà trước đó, sự mất cân đối về năng suất lao động, về lương đã trở thành tâm điểm của nhiều diễn đàn bàn về Chính sách an sinh xã hội, tiền lương, phân bổ vị trí việc làm.v.v…và của chính những người lao động khi thấy có sự chênh lệch khá lớn về khung bảng lương đang được áp dụng hiện nay giữa khối doanh nghiệp tư nhân nói chung và khối nhà nước nói riêng. Nhưng, dù là  vậy, thì không phải ai cũng dám “sòng phẳng” cho rằng mình đã đủ tận tuy, đủ trách nhiệm để nhận mức lương hiện hành. Đấy là còn chưa kể, sẽ có người còn đổ lỗi do sắp xếp vị trí việc làm không phù hợp nên năng suất lao động không cao.v.v..

Trên thực tế, năng suất lao động Việt Nam thấp một phần xuất phát từ tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ, nhất là lao động “chất xám” đang không ngừng gia tăng. Điều đáng nói là lao động càng được đào tạo, càng có năng lực thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao hơn. Đơn cử nhóm lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp 9% trong tổng số người học, đại học thất nghiệp 4%. Đến nay, cả nước đã có trên 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không tìm được việc làm, hoặc đang thất nghiệp. Đây thực sự là nỗi buồn và rõ ràng phải tính toán lại, bởi đã gây lãng phí về nguồn nhân lực và đào tạo. Song nhiều năm đã trôi qua, giải pháp căn cơ để có thể giải quyết triệt để sự bất cập này vẫn không được đưa ra. Có lẽ đó chính là lý do mà Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) luôn xếp năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới

Hiện, Chính phủ đang yêu cầu các cơ quan chức năng phải nhanh chóng xây dựng thang bảng lương theo vị trí làm việc. Tin rằng, khi đã có cơ chế lương, thưởng xứng đáng, và phạt nghiêm minh thì tin rằng, khối cơ quan nhà nước cũng sẽ làm việc hiệu quả,                                                                                                                                                                                          

 

 


Có thể bạn quan tâm