May 1, 2024, 12:08 pm

10 năm đồng hành của Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (phần 3)

(Tiếp theo)

Đưa nội dung giáo dục thuốc lá vào trường học

Về nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và PCTH thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với cấp học.

Bên cạnh việc xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác PCTH thuốc lá là một trong chín nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ, việc xây dựng nội dung và tổ chức đưa giáo dục về tác hại và PCTH thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học cũng là một nhiệm vụ quan trọng để hạn chế và giảm tỉ lệ hút mới ở thanh thiếu niên. Quỹ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Chỉ thị số 6063/2014/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường trong ngành giáo dục nhằm tăng cường công tác xây dựng môi trường không khói thuốc trong các trường học.

Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Luật PCTH của Thuốc lá tại Hội thảo

Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng 03 tài liệu: Tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông và Tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép PCTH thuốc lá trong bài giảng môn học, hoạt động giáo dục cấp Trung học cơ sở; Tài liệu hướng dẫn giáo dục lồng ghép PCTH thuốc lá trong bài giảng môn học, hoạt động giáo dục cấp THPT.

Hỗ trợ các tỉnh tổ chức 719 lớp tập huấn cho 32.837 giáo viên để giảng dạy PCTH thuốc lá trong chương trình ngoại khoá của trường.

Công tác thực hiện Luật PCTH thuốc lá đã được đẩy mạnh thông qua việc tăng cường lồng ghép nội dung PCTHTL trong dạy học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong các cơ quan và trường học, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện chương trình giáo dục và ngăn ngừa học sinh sử dụng các sản phẩm thuốc lá; tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên gương mẫu không hút thuốc lá; Các cơ sở giáo dục đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông về PCTH thuốc lá như: mít tinh, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá, thi vẽ tranh, thi hùng biện, chạy khẩu hiệu trên bảng thông tin điện tử của đơn vị, sinh hoạt lớp định kỳ, tọa đàm, diễn đàn, chương trình phát thanh học đường, Zalo, fanpage của nhà trường, của Đoàn thanh niên, trong buổi sinh hoạt lớp… ...; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về PCTHTL; tổ chức dẹp bỏ các hàng quán xung quanh khu vực trường và vận động các hàng quán không bán thuốc lá cho học sinh sinh viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới trong các cơ sở giáo dục trên toàn quốc thông qua các hoạt động tập huấn, truyền thông trực tiếp và kiểm gia giám sát việc thực hiện Luật PCTH thuốc lá và công tác xây dựng Trường học không thuốc lá tại các tỉnh, thành phố.

6. Hỗ trợ chuyển đổi ngành cho người trồng cây thuốc lá

Việc chuyển đổi cây trồng cho người trồng cây thuốc lá cần được thực hiện từng bước để phù hợp với nhu cầu, điều kiện sản xuất và thực tiễn cây trồng tại các địa phương. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, do thực tế chúng ta vẫn cần nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để phục vụ sản xuất, vì vậy, đây chưa phải là giải pháp cấp bách và ưu tiên so với các giải pháp khác như: tăng thuế thuốc lá, thực hiện môi trường không khói thuốc.

Giám đốc CDC tỉnh Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm PCTH của thuốc lá của tỉnh Lai Châu

Năm 2019 đến nay, Quỹ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp và các tỉnh, thành phố thực hiện các nghiên cứu về mô hình chuyển đổi nghề cho người trồng cây thuốc lá trên thế giới và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; tổ chức 138 lớp tập huấn cho 6.056 nông dân về tác hại của thuốc lá và các quy định của Luật PCTH thuốc lá, các nội dung có liên quan đến việc chuyển đổi cây trồng thuốc lá.

Để triển khai có hiệu quả giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá, bên cạnh việc hỗ trợ của Quỹ cho các địa phương, cần có cơ chế, chính sách đồng bộ trong việc quản lý cây trồng, diện tích vùng trồng và quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá tại các địa phương; có cơ chế đặc thù cho việc thực hiện chuyển đổi cây trồng thuốc lá, trước hết là trong việc thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi cây trồng. Trong đó, cần có cơ chế chính sách cho người thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, theo dõi, hỗ trợ, tư vấn và duy trì mô hình chuyển đổi, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi hỗ trợ, đền bù, cơ chế hỗ trợ người nông dân để đảm bảo cuộc sống của người dân trong quá trình chuyển đổi  trong khoảng thời gian không có thu nhập; hỗ trợ đào tạo nghề...

(Còn nữa)

Việt Thắng (nguồn Quỹ PCTH của thuốc lá – Bộ Y tế)


Có thể bạn quan tâm