May 5, 2024, 12:26 am

Vỡ vào chuông giáo đường

 

Những năm đất nước còn chia cắt. Từ rất sớm miền Bắc đã chăm chú lắng nghe những tiếng vọng xa xôi của văn chương ở các đô thị, thành phố phương Nam. Cuốn thông báo khoa học của Đại học Tổng hợp Hà Nội, in năm 1961 - 1962, giới thiệu những khuynh hướng văn học miền Nam đã nói đến Tôi không còn cô độc của Thanh Tâm Tuyền. In ở Sài Gòn 1956. Thời gian đã ố vàng trên từng trang sách. Gọi nhớ nhiều kỷ niệm khó quên. Mùa xuân năm 1970 và trước đó. Sinh viên văn khoa đã được nghe hệ thống các chuyên đề của thầy Hồ Tấn Trai về văn chương miền Nam. Vốn người Thừa Thiên-Huế. Trước cách mạng tháng 8-1945, thầy Trai dạy học tư ở Đà Lạt. Thời 1946 - 1947 từng là trưởng ty tuyên truyền của ta ở tỉnh Biên Hòa. Những năm 70, tóc thầy đã bạc sớm, thường trải ngôi ở giữa ngay ngắn. Mùa thu luôn luôn thấy thầy  diện chiếc áo  vest kaki màu trắng ngà. Không hiểu vì sao học trò lại rung cảm với Phục sinh của Thanh Tâm Tuyền. Có lẽ do giọng Huế của thầy nhẹ nhàng mà lại trầm buồn nữa. Thỉnh thoảng còn thêm tiếp đầu ngữ “Cho nên chi… cho nên chi” thật dễ thương. Với hoàn cảnh lịch sử thời “hai phe, bốn mâu thuẫn”, 2 dòng trong - đục trong văn chương mà Thanh Tâm Tuyền đang được coi như đang trôi “bên dòng đục”, vậy mà sao sau khi gạt đi những từ ngữ vay mượn của chủ nghĩa hiện sinh, lời thơ Phục sinh thật trong sáng qua giọng đọc ngọt ngào xứ Huế; Dường như đã gặp cái ánh nắng trong lành và tiếng chuông yên bình ấy ở đâu đây trên xứ sở của mình mà tôi không nhớ được ra.


Có thể bạn quan tâm