May 17, 2024, 3:21 pm

Văn hóa từ chức, tại sao không?

 

Chiều 28/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2016. Sau khi điểm lại những nội dung đã đạt được tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận về các biện pháp thực hiện lời hứa trước Quốc hội tại phiên chất vấn vừa qua với tinh thần lời nói phải đi đôi với hành động. Thủ tướng nhấn mạnh “Có văn hóa từ chức không, có nghị định về vấn đề này hay không, ai làm việc đó? Chính là Bộ Nội vụ phải làm việc đó, trình Chính phủ”.

Trên thực tế, văn hóa từ chức không phải là cụm từ mới xuất hiện trong đời sống xã hội hiện nay, mà Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức từ rất lâu. Có thể điểm ra đây những tên tuổi như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã từng  từ quan về ở ẩn do không đồng ý với quan điểm của vua, và gần đây nhất tại là câu chuyện Quốc hội khóa XIII tổ chức bỏ phiếu lấy tín nhiệm đối với các  chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc làm này nhanh chóng lan tỏa đến các cấp, các ngành tạo thành một phong trào đấu tranh chống tiêu cực rộng khắp. Tuy nhiên kết quả như chúng ta đã biết, có bỏ phiếu "nhưng  không phải để loại ai".  Do đó, từ chức nên được xem là câu chuyện văn hóa hơn là pháp lý. Như vậy, "chế tài" ở đây chính là lương tri.

Cũng trong phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu thảo luận về những vấn đề nổi lên trong tháng để có phản ứng chính sách kịp thời, không để ảnh hưởng đến kế hoạch năm 2016 mà đặc biệt là quý I/2017 như vấn đề tỉ giá. Cho rằng đây chưa phải vấn đề quá căng thẳng hiện nay, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh, cần theo dõi sát tình hình để chủ động ứng phó. Thủ tướng cũng đặt vấn đề về xử lý nợ xấu, nợ công, giải quyết doanh nghiệp thua lỗ. Quan điểm và biện pháp nào, bao giờ triển khai cho kịp thời? Vấn đề giải quyết các ngân hàng yếu kém ra sao để ổn định kinh tế vĩ mô? Hay tình hình quốc tế sau bầu cử Tổng thống Mỹ ra sao? “Có nhiều biến động xảy ra mà Chính phủ cần thảo luận để đánh giá đúng mức tình hình để có những giải pháp tốt hơn”, Thủ tướng yêu cầu.

Còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu Chính phủ thảo luận việc lo Tết cho đồng bào, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai ngay từ bây giờ để chủ động hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận, có giải pháp khắc phục ngay các tồn tại nổi lên như chỉ số sáng tạo của Việt Nam giảm, hay là một số tồn tại mà Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đưa ra sau khi kiểm tra tại một số bộ, ngành  nhằm chỉ đạo khắc phục cho tốt để có nền nếp nhất quán giữa lời nói và việc làm tạo niềm tin trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

 

Có thể bạn quan tâm