May 19, 2024, 2:43 pm

Tọa đàm “Ký ức còn mãi” về Nhà thơ Đỗ Nam Cao

Tốt  nghiệp Khoa Sử Đại học Tổng hợp, Phạm Quang Nghị cùng các bạn Đoàn học viên lớp học đặc biệt Trường viết văn Quảng Bá (Hội Nhà văn Việt Nam): Đỗ Nam Cao, Phan xuân Biên, Dương Trọng  Dật, Nguyễn Thế Khoa Lê Quang Trang, Trần thị Thắng, Hà Phương... lên đường đi B, vào thẳng chiến trường Nam Bộ. Mới đi được 1 tháng một nửa tiểu đội phải nằm lại trong các bệnh xá vì sốt rét. 6 tháng vượt Trường Sơn, Phạm Quang Nghị phải 5 lần nằm lại bệnh xá. Đồng đội của anh có người vĩnh viễn nằm lại binh trạm vì sốt rét ác tính. Các anh đã qua những ngày ở chiến trường ác liệt Bù Đốp, Lộc Ninh, Tây Ninh, Phước Long, Bình Long, ở R. và  vùng ven lộ 4, vùng ven Đồng Tháp Mười cho tới ngày 30/4/1975.  

Đến nay vừa tròn 53 năm, hơn nửa thế kỷ. Thật xúc động sáng nay, ngày 12/10 tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh, những sinh viên đại học tổng hợp lên đường ngày ấy, dù người còn người mất, nhưng người còn vẫn tề tựu đông đủ: Phạm Quang Nghị - Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, Phan Xuân Biên - nguyên Thành ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, Dương Trọng Dật, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài gòn giải phóng, Lê Quang Trang, nguyên chủ tich Hội nhà văn Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thế Khoa - Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hiến, nhà thơ Thanh Thảo - nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Ngãi.. cùng các đại biểu NSND Thuý Mùi, phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tp. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, Bùi Anh Tấn – Phó chủ tịch liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh, nhà văn Bích Ngân - Chủ tịch Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh,  nhà văn Trần Văn Tuấn, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh và nhiều văn nghệ sỹ, nhà văn, nhà thơ trẻ khác và bà Trần Thu Hồng - Người vợ yêu quý của nhà thơ Đỗ Nam Cao  trong buổi lễ “Ký ức còn mãi” tưởng niệm nhà thơ Đỗ Nam Cao do Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh và tạp chí Văn Hiến tổ chức.

 

Nhà thơ Đỗ Nam Cao tên khai sinh là Đỗ Sơn Cao, sinh ngày 8/6/ 1948 tại làng Mỹ Lâm, xã Liên Hòa, hyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Năm 1970, ông là sinh viên  khoa văn Đại học tổng hợp Hà Nội và sau khi tốt nghiệp đã tình nguyện vào chiến trường miền Nam công tác tại Ban văn nghệ Trung ương Cục miền Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, ông làm biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam và Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Một đời ông đắm đuối với thơ ca, sáng tác đưọc nhiều  bài thơ hay từ trong đạn lửa. Đồng chí đồng đội trân trọng cuộc đời ông, đồng nghiệp thơ ca đánh giá cao những tác phẩm thơ ca của ông, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật mang tên Nguyễn Đính Thi cũng từng trao cho ông và năm 22012, nhân ngày giỗ đầu của nhà thơ Đỗ Nam Cao, Hội nhà văn VN đã tổ chức cuộc tọa đàm “Đỗ Nam Cao một  con đường thơ” đánh giá cao sự nghiệp thơ ca và tài năng cùng những đóng góp của nhà thơ Đỗ Nam Cao.

Trong buổi tọa đàm thơ Đỗ Nam Cao hôm nay, cuộc đời và thơ ca Đỗ Nam Cao qua nhiều thời gian tiếp tục được ghi nhận, đánh giá với nhiều biểu dương, nhiều niềm xúc động ngày thêm đậm đà, của các nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Thế Khoa, Lê Xuân Đố, Trần Mai Hường, Lê Thiếu Nhơn... Nhà văn Bích Ngân đã thật sâu sắc và tinh tế khi cho rằng: “Hành trình sáng tạo của nhà thơ Đỗ Nam Cao là một con đường đam mê và hồn nhiên. Ông đam mê với cái đẹp bât tận, và ông hồn nhiên trước toan tính được thua. Thơ ông như những đốm sáng vụt lên cho những khoảng khắc la đà mộng mị khuya sớm. Ông đi bên lề danh lợi để ôm ấp một nhu cầu lớn lao là sự gắn bó giữa con người và con người”… “Rồi anh sẽ yên tâm dưới cỏ/ Thì tình yêu chưa thể đã yên nằm

 

Xa trông như đốm lửa bùng

Cánh con cò cháy rực vùng trời cao

Còn biết bao, còn biết bao

Những anh hùng tự khi nào chưa hay

Như chiều chợt thấy ở đây

Ngẩn ngơ một cánh cò bay đỏ trời

 

Ơi con cò của lòng người

Nghìn năm quen lại khiến đời xôn xao

Xuồng đi mây ửng ngọn sào

Tôi mang đôi cánh lửa vào tiền phương

Và:

Xuồng đi hối hả tiền phương

Băng qua đồng cỏ chiều buông Tháp Mười

Mây hừng lên sắc đỏ tươi

Một con cò trắng ngang trời liệng chao...

Nhiều thế hệ ở R ngày ấy, trong tâm khảm luôn mang những vần thơ này của nhà thơ Đỗ Nam Cao...

Trương Nguyên Việt

 


Có thể bạn quan tâm