May 13, 2024, 1:55 pm

Thuốc lá và đói nghèo

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ:

Philip Morris International (PMI) điều hành 53 cơ sở sản xuất tại 33 quốc gia khác nhau và sản xuất hơn 870 tỷ điếu thuốc lá mỗi năm. Khoảng 16 trong số 53 cơ sở sản xuất được đặt tại các nước ASEAN

 

CÁC CÔNG TY THUỐC LÁ ĐA QUỐC GIA CÓ QUY MÔ LỚN CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRONG KHU VỰC

Philip Morris Indonesia đã mua cổ phần chi phối nhà sản xuất thuốc lá trong nước PT HM Sampoerna trị giá 5,2 tỷ USD trong năm 2005. BAT đã mua lại Bentoel International Investama trị giá 579 triệu trong năm 2009.

Philip Morris Philippines Manufacturing Inc liên kết lập liên doanh với Fortune Tobacco Corp trong năm 2010 được gọi là PMFTC Inc.

Imperial Tobacco, thông qua công ty con của mình, là công ty Coralma International (một công ty của Pháp) và S3T Pte Ltd (một công ty của Singapore) ký kết một liên doanh với Chính phủ Lào để lập thành Công ty Lao Tobacco Ltd (LTL) cho phép nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi về thuế và các lợi ích đặc biệt .

THUỐC LÁ VÀ ĐÓI NGHÈO

Hút thuốc lá luôn đồng hành với sự nghèo đói. Những người nghèo và những người nghèo nhất có xu hướng tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất. Tình hình sử dụng thuốc lá thay đổi theo các nhóm kinh tế xã hội khác nhau. Ở hầu hết các quốc gia, tỷ lệ hút thuốc cao hơn ở nam giới có trình độ học vấn thấp và ở các nhóm có thu nhập thấp.

Trong nhiều trường hợp, thuốc lá và đói nghèo là một vòng luẩn quẩn mà trong đó hút thuốc làm tệ hơn tình trạng nghèo đói. Nghiện nicotin khiến người hút thuốc phải chi tiêu một phần lớn thu nhập của họ vào thuốc lá thay vì chi cho các nhu cầu thiết yếu. 

Số tiền chi vào thuốc lá làm giảm các khoản tiền sẵn có để chi cho các nhu yếu phẩm như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, chỗ ở, và giáo dục.

Thuốc lá sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo ở những người hút thuốc và gia đình họ. Những người hút thuốc có nguy cơ cao hơn bị các bệnh liên quan đến thuốc lá và tử vong sớm, lấy đi thu nhập cần thiết của hộ gia đình và tạo thêm gánh nặng chi phí cho việc chăm sóc y tế.

CHUYỂN HƯỚNG TRỒNG CÂY THUỐC LÁ SANG SINH KẾ THAY THẾ

Tám trong mười nước ASEAN, trừ Singapore và Brunei, đều có trồng cây thuốc lá với các quy mô khác nhau. Khoảng 332.173 héc ta đất ở ASEAN đã được sử dụng để trồng cây thuốc lá trong giai đoạn 2012-2015. Indonesia là nước sản xuất thuốc lá lớn nhất trong khu vực với 249.800 héc ta vào năm 2012 và là một trong 10 quốc gia trồng thuốc lá hàng đầu trên toàn thế giới. Các quốc gia sản xuất chính khác là Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình trồng thuốc lá đang có xu hướng giảm ở các nước này. Năm 2014, sản lượng thuốc lá của sáu quốc gia ASEAN lên tới 520.523 triệu điếu (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và kinh doanh thuốc lá được dự báo sẽ tăng trong khu vực ASEAN đến năm 2020.

Trồng cây thuốc lá tạo công ăn việc làm cho dưới 1% tổng số lao động ở tất cả các quốc gia đang sản xuất thuốc lá. Nông dân ở Malaysia đã thực hiện trồng cây đay (kenaf) để thay thế cây thuốc lá với sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2004. Từ 2012 đến 2015, diện tích trồng cây đay (kenaf) đã tăng từ 1.331 héc ta đến 2.057 héc ta. Tổng số nông dân trồng cây thuốc lá ở Malaysia đã giảm đáng kể từ 3204 năm 2010 xuống còn 26 vào năm 2014. Nông dân trồng cây thuốc lá ở Philippines, Indonesia và Campuchia đang dần dần chuyển sang hướng sinh nhai khác.

Lối thoát bền vững: Cây trồng thay thế tại Malaysia

Cây bụp giấm (Kenaf hay Hibiscus Cannabinus L) được nhận định là một loại cây trồng công nghiệp mới cho năng suất cao trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và được giới thiệu tại Malaysia vào năm 2000. Loại cây trồng này được chính phủ Malaysia phát triển thành cây trồng thay thế cho cây thuốc lá từ năm 2004.

Nông dân trồng cây thuốc lá nhỏ lẻ được khuyến khích chuyển sang hướng sinh nhai khai thông qua chương trình đa dạng hoá cây trồng, bắt đầu từ năm 2005 và tiếp tục tăng cường trong những năm qua với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Người trồng Hibiscus cannabinus sẽ được ưu đãi về đầu vào và được thực hiện cơ giới hóa.

Kể từ khi được giới thiệu vào năm 2004, diện tích gieo trồng Hibiscus cannabinus tăng từ dưới một ha đến 2.274 ha vào năm 2015 với khoảng 11.601 tấn cành Hibiscus cannabinus khô được sản xuất. Tổng số người trồng Hibiscus cannabinus cũng tăng từ 1 người đến 880 người so với cùng kỳ trước đó.

Hiệp hội trồng Kenaf và thuốc lá quốc gia (NKTB), trước đây vốn là Hiệp hội thuốc lá quốc gia (NTB) có kế hoạch tăng tổng diện tích trồng Kenaf đến 5000 ha, với sản lượng 7.000 tấn sợi và 17.500 tấn lõi vào năm 2020. Hướng tới xuất khẩu 50.000 tấn hay trị giá khoảng 15 tỷ RM mỗi năm khi Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thực hiện hoàn toàn trong năm 2015.

Nông dân các nước ASEAN trồng cây sinh kế khác thay cho cây thuốc lá

Tại Indonesia

Thu nhập hằng năm của người nông dân trồng thuốc lá trước đây tăng đáng kể, đến 69% sau khi họ chuyển sang trồng các loại cây trồng không phải thuốc lá. Ba trong bốn (71%) nông dân trồng thuốc lá trước đây chuyển sang trồng ngũ cốc, tiếp đó là rau (21.5%), trái cây và các cây hoa màu khác đem về lợi nhuận nhiều hơn trồng thuốc lá.

Còn ở Philippines

Nông dân ở Ilocos Norte, Ilocos Sur, La Union, và Pangasinan (Vùng 1) ưa thích trồng các cây công nghiệp khác hơn cây thuốc lá vì các loại cây này yêu cầu ít đầu vào và nhân lực hơn so với thuốc lá.

Các hoa màu như cà chua, tỏi, cà tím, ớt (ngọt/cay) và mướp đắng đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với thuốc lá.

Trồng đậu xanh và lạc cũng đem lại thu nhập cao hơn so với trồng thuốc lá.

Tại Campuchia

Trồng cây thuốc lá mang lại ít lợi nhuận so với các cây trồng khác. Khoảng 40% nông dân trồng cây thuốc lá đã chuyển sang các cây trồng thay thế trong mười năm qua do các lý do sau:

Trồng thuốc lá có lợi nhuận thấp hơn.

Trồng cây thuốc lá cần nhiều vốn hơn.

Giá thuốc lá bất ổn.

Các cây nông nghiệp thay thế bao gồm gạo, ngô, lạc, và cây công nghiệp khác như đậu tương, vừng và các loại rau khác.

P.V

Nguồn Văn nghệ số 33/2017


Có thể bạn quan tâm