May 14, 2024, 12:08 am

Tăng thuế và giá thuốc lá nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ:

Tỷ lệ các nước đánh thuế TTĐB tiếp tục tăng lên (đạt 92%, tăng từ mức 67% năm 2010, và 85% năm 2012). Tổng cộng có 119 (92%) các bên tuyên bố rằng họ thu từ một số hình thức của thuế TTĐB đối với các sản phẩm thuốc lá.

Giá và thuế thuốc lá

Tăng thuế và giá thuốc lá để giảm sức mua các sản phẩm thuốc lá là một trong những biện pháp tài chính hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt ở những người trẻ và giảm những hậu quả có hại cho sức khỏe do thuốc lá gây ra. Thuế thuốc lá mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Việc tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá làm tăng giá sản phẩm thuốc lá, điều này đặc biệt hiệu quả trong việc khuyến khích người hút thuốc lá bỏ thuốc lá cũng như ngăn chặn và giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá trong giới trẻ và người nghèo, đồng thời cung cấp nguồn thu  chắc chắn cho ngân sách nhà nước.

Theo khuyến cáo tại điều 6, Công ước khung FCTC của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chính phủ các nước cần thông qua chính sách thuế và giá với mục tiêu không chỉ tăng thu mà chủ yếu để giảm tiêu thụ thuốc lá như là một cách để đạt được các mục tiêu y tế. Tổ chức Y tế thế giới đã mô tả việc tăng thuế thuốc lá như một chính sách “đắt giá” nhất có tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng  và có chi phí hiệu quả cao, không tốn kém và khả thi để thực hiện.

Ngân hàng Thế giới khuyến cáo mức thuế nên áp dụng là từ 66% đến 80% giá bán lẻ. Gần đây, WHO khuyến cáo nên áp dụng mức thuế ít nhất là 70% giá bán lẻ. Qua nhiều năm, ngày càng có nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình từng bước tăng đáng kể thuế thuốc lá trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá. Ở các nước ASEAN, các chính sách thuế thuốc lá đã được tăng cường ở Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Thái Lan và đã giúp làm giảm khả năng chi trả các sản phẩm thuốc lá. Tuy nhiên, giá thuốc lá vẫn còn tương đối thấp (ít hơn 1 USD cho mỗi gói) tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, đây là các quốc gia cần có sự điều chỉnh thường xuyên để tăng thuế thuốc lá cao hơn nhằm bắt kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập.

Tăng thuế, thu ngân sách và giảm tỷ lệ hút thuốc ở Thái Lan

Thái Lan đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuốc lá 11 lần (từ 55% đến 87% giá xuất xưởng) từ 1991 đến 2012, và kết quả là thu ngân sách tăng gấp 4 lần, từ 15.89 tỷ THB (530 triệu USD) lên 59.91 tỷ THB  (1.997 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, tỷ lệ hút thuốc trên toàn quốc  giảm từ 32% (năm 1991) xuống còn 21,4% (năm 2011).

Đầu năm 2016, Chính phủ Thái Lan đã tăng thuế suất lên 90%, nhằm giảm số người hút thuốc lá và tăng thu ngân sách từ thuế khoảng 15 tỷ THB mỗi năm.

Tỷ lệ thuế thuốc lá cao nhất ở khu vực Đông Nam Á: Singapore

Lo ngại về sự gia tăng nhẹ tỷ lệ hút thuốc từ 2004-2010 và lưu ý lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt gần đây nhất là từ năm 2005, Chính phủ Singapore đã quyết định tăng 10% thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá vào năm 2014.

Ở hầu hết các nước, thuốc lá trở nên dễ mua hơn như được chỉ ra bởi sự sụt giảm đáng kể của RIP (áp dụng cho nhãn hiệu phổ biến nhất) kể từ đầu năm 2000. Điều này thể hiện rõ rệt hơn ở Lào và Việt Nam.

- Giá thuốc lá tương đối theo thu nhập (RIP) phản ánh tỷ lệ phần trăm GDP bình quân đầu người cần có để mua 10 gói thuốc lá.

- Giá thuốc lá tương đối theo thu nhập RIP càng thấp thì sức mua thuốc lá càng cao.

Doanh thu và thiệt hại doanh thu từ thuế thuốc lá tại CHDCND Lào (2002-2013)

Chính phủ Lào tiếp tục để mất doanh thu do Thỏa thuận cấp phép đầu tư không công bằng (ILA) với  ngành công nghiệp thuốc lá ký ngày 23 tháng 11 năm 2001.

Chính phủ thu doanh thu thuần từ thuế thuốc lá là 52.04 triệu USD thay vì 131.46 USD, ước tính thiệt hại 80 triệu USD trong năm 2002 và 2013.

Tạo cơ chế tài chính bền vững

Các chương trình nâng cao sức khỏe được sử dụng như một công cụ hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn sự gia tăng của các bệnh do thuốc lá gây ra và các bệnh không truyền nhiễm khác (bệnh không lây nhiễm), đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, công tác phòng chống tác hại thuốc lá và các chương trình nâng cao sức khỏe thường không được sự ưu tiên và nguồn lực từ chính phủ mà phải cạnh tranh để có được sự hỗ trợ từ ngân sách chính phủ ở hầu hết các quốc gia.

Theo đề xuất tại Hướng dẫn Điều 6 của Công ước khung FCTC WHO, các nước cần “dành ngân sách” để tài trợ chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và các hoạt động nâng cao sức khỏe khác, trong khi Điều 26 cũng yêu cầu “tất cả các bên tham gia bảo vệ và cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và các hoạt động khác nhau đáp ứng các mục tiêu của Công ước. Để giải quyết vấn đề này, cách hiệu quả là sự ra đời của các loại thuế phụ thu đối với thuốc lá và rượu bia để giảm mức tiêu thụ  các sản phẩm này và cung cấp một nguồn tài trợ cụ thể để tạo thêm nguồn thu  cho các chương trình nâng cao sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá thông qua quỹ nâng cao sức khỏe bền vững. Cơ chế tài chính mang tính sáng tạo này cần thiết để đảm bảo nguồn kinh phí liên tục, ổn định và thường xuyên cho các chương trình không phải là đối tượng để xem xét ngân sách hàng năm. Nếu được quản lý hiệu quả, dự kiến quỹ này sẽ tiếp tục làm giảm gánh nặng về y tế cũng như loại bỏ chi phí y tế dài hạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước để đáp ứng Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) năm 2030 nhằm làm giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm.

Nhiều nước đã phát triển cơ chế tài chính này nhằm hỗ trợ tài chính cho các chương trình y tế và đang có những bước tiến bộ đáng kể trong công cuộc phòng chống và kiểm soát nạn dịch bệnh không lây nhiễm toàn cầu. Trong khu vực ASEAN, bốn trong số mười nước đã thành lập các quỹ nâng cao sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá thông qua phụ thu thuế (Thái Lan, Lào và Việt Nam) và ngân sách Kho bạc (Malaysia).

Khảo sát đánh giá khả năng phòng chống các bệnh không lây nhiễm của quốc gia năm 2013

- Một phần ba trong số các nước đã can thiệp tài chính để huy động vốn cho y tế (39% các nước có chính sách và biện pháp can thiệp như vậy nhằm mục đích nâng ngân sách tổng hợp).

- 85% các quốc gia báo cáo thuế đối với thuốc lá và 76% đối với rượu.

- 11% quốc gia báo cáo thuế với thực phẩm có hàm lượng đường cao, và nước giải khát không có cồn.

- Chỉ 3% báo cáo thuế với thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao.

Việt Nam

Trong tháng 3 năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT trong đó xác định vai trò của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) trong việc tài trợ cho các hoạt động của chính phủ liên quan đến kiểm soát buôn lậu thuốc lá. Tháng 04/2015, Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại và Công nghiệp (MOTI) đã tổ chức một diễn đàn hợp tác với VTA để thảo luận về các giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát buôn lậu và buôn bán trái phép thuốc lá.

P.V

Nguồn Văn nghệ số 35+36/2017


Có thể bạn quan tâm