May 4, 2024, 10:48 pm

Sự đồng hành của hình và chữ

.... Tiếp cận loại hình nghệ thuật sắp đặt, Trần Trọng Vũ nhận thấy hội họa giá vẽ có nhiều hạn chế và không thỏa mãn được mong muốn của người nghệ sĩ là đưa khán giả tham gia vào tác phẩm, còn sắp đặt là con đường mở với cảm nhận riêng của từng người xem về tác phẩm. Với ý định phá vỡ quan niệm truyền thống của công chúng về phần nền của tranh vẽ luôn là một mặt phẳng (toan, giấy, vải, gỗ…), anh thay đổi phần “nền” đó bằng nhiều vật liệu khác nhau để rồi cuối cùng tiến tới một ý đồ rất tạo bạo, đó là làm biến mất hoàn toàn phần nền của một bức tranh. Nylon là một vật liệu được chọn lựa.Với chất liệu nylon, tác phẩm không còn ở trên một mặt phẳng, cũng không còn tĩnh mà rất động. Khán giả có thể nhìn xuyên qua rất nhiều mặt phẳng lập lờ bằng chất liệu nylon trong suốt, thấy rõ các con người và cảnh vật ở đằng sau; hình ảnh sẽ chuyển động theo con mắt và góc nhìn của người xem. Các sáng tác của hội họa giá vẽ, khán giả thường xem trong im lặng; nhưng với tác phẩm sắp đặt của Trần Trọng Vũ, người xem có thể đi vào, đứng lại nhìn và hỏi tác giả là ai; để có thể trình bày cùng tác giả đôi điều muốn nói. Người xem có thể “đi” vào tác phẩm theo cách hoặc hướng mà họ thích. Và họa sĩ cũng được “chào đón” khán giả trong chính tác phẩm của mình. Chuyển từ hội họa giá vẽ sang sắp đặt, Trần Trọng Vũ đã tạo nên sự đa ngữ nghĩa trong tác phẩm, thử thách người yêu nghệ thuật phải suy nghĩ về nó chứ không chỉ là những cảm xúc thoáng qua.....


Có thể bạn quan tâm