May 5, 2024, 5:02 am

Quy hoạch tổng thể quốc gia, kiến tạo không gian phát triển mới

 

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, với tinh thần trách nhiệm cao, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lần đầu tiên nước ta có một bản quy hoạch tổng thể quốc gia.

Trong đó, đã xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, trong đó tập trung vào một số định hướng cụ thể như: về phát triển không gian kinh tế - xã hội; không gian biển; sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu và danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch. Trong đó, nhấn mạnh quy hoạch tổng thể quốc gia để kiến tạo không gian phát triển mới.

Theo nghị quyết, Việt Nam phấn đấu tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%...

Trước đó, để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, cụ thể hóa Hiến pháp; khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng; phát triển dịch vụ y tế bảo đảm hiệu quả, hội nhập với quốc tế; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của công tác quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...”.  Quốc hội cũng đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) 

Ngoài ra,  tại kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.

Để hiện thực hóa những mục tiêu xây dựng đất nước nói trên., những khó khăn thách thức chưa hẳn đã hết. Tại kỳ họp các đại biểu đã chỉ ra rằng, cần phải nố lực hơn nữa trong xây dựng, hoàn thiện thể chế. Cần có chính sách và cơ chế phù hợp để khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là Luật Đất đai (sửa đổi). Bên cạnh đó có những chế tài phù hợp để kiểm soát và phát triển các loại thị trường vốn như: thị trường chứng khoán, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm; chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, các điều kiện về hạ tầng và nhân lực cũng cần được chuẩn bị kỹ càng, nâng cấp cả về lượng và chất để đáp ứng nhu cầu phát triển. Đây là những tiền đề quan trọng để Quy hoạch tổng thể quốc gia được thực hiện thành công.

Được biết, ngay từ tháng 4-2022, khi quy hoạch tổng thể còn đang trong quá trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã gửi đến UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn góp ý về nguồn lực vật chất cũng như sáng kiến khoa học nhằm đảm bảo tính khách quan của quy hoạch. Đồng thời cũng yêu cầu công tác này phải được thực hiện công khai minh bạch

MN

   

Có thể bạn quan tâm