May 17, 2024, 6:20 pm

" Càng cấm càng xem" làm gì để tránh?

 

Bắt đầu từ ngày 1/1/2017, Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL) áp dụng quy định phân loại phim theo độ tuổi.Theo đó, thay vì chỉ có 2 mức phân loại “cho mọi đối tượng” và “cấm khán giả dưới 16 tuổi”, phim ra rạp từ đầu năm 2017 sẽ có 4 mức phân loại khác nhau theo độ tuổi. Tại buổi họp đánh giá sau một tuần thực hiện quy định mới, đại diện các nhà làm phim cho biết: "Không gặp khó khăn gì lớn”.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến lo ngại trước tâm lý chung của khán giả đó là “ càng cấm càng thích xem”. Lấy dẫn chứng cụ thể đã từng xảy ra, ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho biết, một tâm lý khá phổ biến là khán giả 13 tuổi lại thích xem phim dành cho 16 tuổi, 16 tuổi lại thích xem phim dành cho 18. “Thậm chí có những trường hợp cả gia đình cùng đến để xem một bộ phim nhưng con cái chưa đủ tuổi để xem phim đó. Phụ huynh ra sức tác động để con cái được vào xem phim khiến nhân viên của chúng tôi rất khó xử”… Chưa kể phim 18 + có bị cắt xén thậm chí cấm công chiếu khi có cảnh “ nhảy cảm” hay không?

Theo đó, thay vì chỉ có 2 mức phân loại “cho mọi đối tượng” và “cấm khán giả dưới 16 tuổi”, phim ra rạp từ đầu năm 2017 sẽ có 4 mức phân loại khác nhau theo độ tuổi. Đồng thời tiêu chí phân loại phim theo độ tuổi được căn cứ vào: Chủ đề, ngôn ngữ, nội dung phim, mức độ cảnh bạo lực, cảnh khoả thân, cảnh quan hệ tình dục, mức độ sử dụng ma tuý, chất gây nghiện…Như vậy, bản tiêu chí phân loại phim có 4 loại nhãn. Cụ thể, phim dán nhãn P là phim được phổ biến rộng rãi; nhãn C13 là phim cấm khán giả dưới 13 tuổi; nhãn C16 cấm khán giả dưới 16 tuổi; phim dán nhãn C18 sẽ cấm khán giả dưới 18 tuổi.

Đứng ở góc độ quản lý, việc  phân loại phim chính là cơ hội cho tất cả mọi người. Với khán giả, họ được bảo vệ trước những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi, còn  các nhà làm phim cũng có cơ hội để tiếp cận đúng đối tượng phục vụ khán giả của mình. Còn dưới góc độ của các nhà làm phim cũng như đa phần khán giả, có không ít ý kiến cho rằng nếu những cảnh “ nóng” trong phim được xem là trái với thuần  phong mỹ tục sẽ bị cắt xén kể cả khi đã phân loại phim theo độ tuổi có phần khiên cưỡng hay nói đúng hơn là không thỏa đáng bởi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển nếu cứ duy trì quan niệm cũ thì khi nào chúng ta mới phát triển được. Bên nước ngoài những phim có cảnh nóng là bình thường thì sao chúng ta lại tự làm khó khăn cho nhau. Và nếu tham dự liên hoan phim quốc tế thì phim Việt sẽ đứng ở đâu? Chưa kể lấy gì để chắc chắn đối tượng xem  phim đúng với độ tuổi quy định.

Sẽ còn nhiều bàn thảo xung quanh quy định mới này, nhưng xét cho cùng việc làm phim, công chiếu phim chính là một quá trình kinh doanh. Và khi đã là kinh doanh thì vấn đề lợi nhuận bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu, do đó để những quy định có tính chất bắt buộc này có thể tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực điện ảnh, thì một lời khuyên được cho là hữu ích lúc này chính là các nhà làm phim nên xác định đối tượng phục vụ trước khi bắt tay vào sản xuất phim của mình.

 

 


Có thể bạn quan tâm