May 4, 2024, 9:34 pm

Những trang viết đầu tiên về MACXIM GORKI ở VIỆT NAM

 

Một trong những cây bút nổi tiếng ở Châu Âu và thế giới lên án thực dân đế quốc đàn áp các dân tộc phương Đông, cũng như Châu Phi… trong đó có dân tộc Việt Nam ta, phải kể đến văn hào Nga Macxim Gorki (1868-1936). Từ năm 1931, trong một tác phẩm của ông, lá thư “Trả lời người trí thức” của văn hào Macxim Gorki, mà nhà văn Hải Tuần của ta đã dẫn dịch, đăng trên báo Tiền Phong, tạp chí của Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam ngày 1/12/1945, ngay sau cách mạng tháng Tám năm 45, Macxim Gorki đã hai lần nhắc đến Việt Nam: “Những người Ấn Độ, người Việt Nam vv… đã phải cúi đầu khuất phục trước súng đại bác, thật là không đẹp cho văn hóa Châu Âu tí nào. Và các dân tộc ấy đã bắt đầu hiểu một nền văn hóa mới cả hình thức lẫn tinh thần đương xây dựng ở Liên bang Xô Viết”… Và ở đoạn cuối bài viết nhắc thêm: “…Bọn trí thức (tư sản) không hiểu gì về cái ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười, và họ cũng chẳng đủ lực lượng, đủ tinh thần để phản đối những cuộc can thiệp bằng máu lửa, đầy tội ác của bọn tư bản đối với Nga Xô Viết năm 1918-1921. Trái lại, họ lại ra mặt công kích Liên Xô khi chính quyền Xô Viết bắt một tên giáo sư bảo hoảng phản động. Nhưng đồng thời họ lại ra mặt lãnh đạm khi bọn tư sản nước nọ bắn vào dân chúng Đông Dương, Ấn Độ, vào Phi Châu. Khi ở Liên Xô người ta bắn năm mươi tên phản động hèn mạt thì họ la rầm lên là độc ác, nhưng ở Ấn Độ và Việt Nam1 hàng ngàn người vô tội bị tàn sát bằng súng liên thanh, bằng đại bác, thời các ông trí thức “nhân đạo” của tôi lại im lặng một cách nhã nhặn vô cùng…”. Sau chữ Ấn Độ và Việt Nam trong bài in trên báo dịch giả có ghi chữ con số 1 và cuối trang đã dẫn giải: “… Gorki muốn nhắc lại cuộc bắn phá bằng phi cơ của thực dân Pháp ở Cổ-Am, năm 1930, Nghệ Tĩnh năm 1931”.


Có thể bạn quan tâm