May 13, 2024, 10:32 pm

Những tiến bộ của khu vực Đông Nam Á trong việc kiểm soát thuốc lá

 

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ

 

“Trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á đã có những tiến bộ to lớn trong việc kiểm soát thuốc lá. Chính phủ các nước vẫn giữ lập trường và áp dụng các biện pháp dựa trên bằng chứng để bảo vệ công dân của mình khỏi tử vong và bệnh tật do thuốc lá gây ra.”

 

Mark Suzman

Chủ tịch, Ban vận động và Chính sách toàn cầu Quỹ Bill & Melinda Gates

Thuốc lá giết chết một nửa người sử dụng nó. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới nhưng có thể ngăn chặn được, mỗi năm có gần sáu triệu người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đông Nam Á là nơi có 10% số người hút thuốc trên thế giới, và với mức giá của các sản phẩm thuốc lá được bán tương đối thấp cũng như tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, đây chính là mục tiêu tăng trưởng chính của ngành công nghiệp thuốc lá.

Trong những năm gần đây, đã có những tiến bộ lớn trong việc kiểm soát thuốc lá ở Đông Nam Á. Chính phủ các nước vẫn giữ lập trường và áp dụng các biện pháp dựa trên bằng chứng để bảo vệ công dân của mình khỏi tử vong và bệnh tật do thuốc lá gây ra. Campuchia đã thông qua Luật  kiểm soát thuốc lá quốc gia đầu tiên, trong đó bao gồm các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá và cam kết tăng thuế thuốc lá. Philippines đã thực hiện chính sách thuế thuốc lá mà đã làm giảm đáng kể tỷ lệ người hút thuốc và đóng bảo hiểm y tế cho hơn 43 triệu người dân Philippines có thu nhập thấp. Chính sách thuế thuốc lá đã được tăng cường ở Campuchia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan đã làm giảm khả năng chi trả của các sản phẩm thuốc lá - giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc lá. Việt Nam đã thành lập Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá của chính phủ với nguồn thu từ khoản đóng góp bắt buộc - một mô hình bền vững nhằm hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát thuốc lá trong nước.

Và có nhiều tin tốt nữa. Tháng mười năm 2016, tất cả mười nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ có cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá, bốn quốc gia trong số đó có các cảnh báo lớn nhất trên toàn thế giới: Thái Lan (chiếm 85%) và Brunei, Lào và Myanmar (75%). Đây là một thành công lớn  trong việc kiểm soát thuốc lá ở toàn khu vực. Các cảnh báo bằng hình ảnh được chứng minh là làm giảm số người trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc và tăng số người bỏ thuốc lá.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Ngành công nghiệp thuốc lá tiếp tục theo đuổi phát triển thị trường ở khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu doanh thu là 535 tỷ điếu thuốc vào năm 2018, và cố gây ảnh hưởng đến chính sách quốc gia. Doanh thu ngành công nghiệp thuốc lá đang tăng lên, và việc tiếp thị mạnh mẽ phổ biến khắp nơi, mà thường hướng vào phụ nữ và trẻ em. Con đường phía trước rất rõ ràng. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (FCTC) đưa ra các biện pháp mạnh nhất dựa trên bằng chứng mà một quốc gia có thể thực hiện để ngăn chặn và giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá. Chính phủ các nước thực hiện các chính sách tuân thủ FCTC như thuế thuốc lá, môi trường công cộng không khói thuốc, và cấm toàn diện việc quảng cáo và tài trợ sẽ cứu được hàng triệu sinh mạng và tiết kiệm được hàng tỷ cho chi phí chăm sóc sức khỏe. FCTC chỉ ra rằng có xung đột không thể hòa giải giữa lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá và lợi ích sức khỏe cộng đồng; không nên xem ngành công nghiệp thuốc lá là một bên liên quan hợp pháp trong quá trình hoạch định chính sách y tế.n

 

Giáo sư Tiến sĩ Judith Mackay

Giám đốc, Cố vấn cấp cao Asian về phòng chống tác hại thuốc lá, Vital Strategies

Dựa trên các nguồn dữ liệu khoa học vững chắc, xác thực, như WHO, Ngân hàng Thế giới, Atlas về thuốc lá, các cuộc khảo sát GATS và số liệu thống kê quốc gia chính thức.

Có những tin tốt và cả tin xấu: Tin xấu là:

1. Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá là dưới 20 tuổi ở tất cả các nước ASEAN.

2. 10% người hút thuốc trên thế giới sống trong khu vực ASEAN.

3. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá vẫn rất cao.

4. ASEAN đang bị bão hòa bởi các công ty thuốc lá - cả các công ty độc quyền trong nước và các công ty  quốc tế lớn. Các quốc gia tràn ngập những nhóm bề mặt của công ty thuốc lá (như tổ chức ITIC, vận động Bộ Tài chính rằng tăng thuế thuốc lá sẽ dẫn đến tăng buôn lậu).

5. Thuốc lá gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho nền kinh tế, cho chính phủ các nước và những người hút thuốc.

6. Chính phủ các nước chi ra một khoản rất nhỏ để phòng chống tác hại của thuốc lá so với khoản thu từ thuế thuốc lá.

Indonesia là quốc gia được lưu ý đặc biệt: Mỗi chỉ số của nạn dịch thuốc lá đều khiến Indonesia rơi vào tình trạng cô lập, trong đó có tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc cao nhất; tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất; quảng cáo thuốc lá thách thức; tử vong do thuốc lá cao nhất; xếp thứ 4 thị trường thuốc lá lớn nhất thế giới; và thiếu hành động của chính phủ, bao gồm cả việc không thông qua Công ước Khung của Tổ chức Y tế thế giới về phòng chống tác hại thuốc lá.

Tin tốt là có một số thành công tuyệt vời:

1. Tỷ lệ phụ nữ hút thuốc thấp (và điều này phải được duy trì mạnh mẽ).

2. Có tiến bộ trong xây dựng khu vực không khói thuốc và cấm quảng cáo.

3. Tăng cảnh báo bằng hình ảnh lớn trên các bao thuốc.

4. Chứng minh được rằng việc trồng các loại cây thay thế là khả thi và thực hiện được điều này.

5. Một số quốc gia đã thực hiện hành động phòng chống tác hại thuốc lá quan trọng và bền vững (Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra luật phòng chống thuốc lá vào năm 1970), trong đó có sử dụng thuế thuốc lá để tài trợ cho chiến dịch phòng chống tác hại thuốc lá.

Đây là mô tả về hiện trạng - đó là một thách thức và một lời kêu gọi hành động cho các nước trong khu vực. Các quốc gia phải hiểu được rằng một đồng chi cho các biện pháp dự phòng hôm nay có giá trị hơn cả nghìn đồng chi cho giải quyết hậu quả tương lai.n

 

Tiến sĩ Susan P. Mercado

Giám đốc Ban phòng chống bệnh không lây nhiễm  và chăm sóc sức khỏe suốt vòng đời của Tổ chức Y tế thế giới Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương

Sử dụng thuốc lá đang và sẽ tiếp tục là mối đe dọa cho sức khỏe trong những năm tới. Mọi biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá đều quan trọng, tuy nhiên không biện pháp nào quan trọng bằng Điều 5.3 của Công ước khung về phòng chống tác hại thuốc lá của WHO (WHO FCTC) - công ước y tế toàn cầu duy nhất.

Ban phòng chống các bệnh không lây nhiễm  NCDs và chăm sóc sức khỏe suốt vòng đời, WHO-WPRO chân thành cảm ơn và chúc mừng SEATCA đã xây dựng, hiệu chỉnh và cập nhật cuốn Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN.

Kể từ khi Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực ASEAN được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2013, tài liệu này đã trở thành một nguồn thông tin và công cụ quan trọng để đối phó với tình hình sử dụng thuốc lá. Với mỗi một trong số 10 người hút thuốc trên thế giới sống tại các quốc gia ASEAN, ASEAN là một chiến trường quan trọng đối với các nhà vận động y tế tiến hành đấu tranh bài trừ sử dụng thuốc lá.

Các nước ASEAN đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong việc đưa ra các cam kết theo Công ước khung về phòng chống tác hại thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá.

Cuốn Atlas Phòng chống tác hại thuốc lá tại khu vực ASEAN - hiện là ấn bản lần thứ ba - đã được chứng minh là vô giá trong việc xây dựng kế hoạch hành động khu vực, và sau đó là định hướng cho xây dựng kế hoạch hành động quốc gia.

Các can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vẫn là trở ngại hàng đầu trong việc đẩy mạnh  thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới. Báo cáo chỉ số can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá của Liên minh Phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á, là một ví dụ, xác định và đo lường sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá trong chính sách y tế công cộng, cung cấp một cơ sở khách quan cho việc thực hiện Điều 5.3.

Chúng tôi mong muốn có thể đo được sự tiến bộ thông qua hợp tác với các đối tác trong khu vực hướng tới một thế giới không thuốc lá.

V.T

Nguồn Văn nghệ số 29/2017


Có thể bạn quan tâm