May 5, 2024, 1:52 am

Người đương thời thơ mới bàn về thơ Nguyễn Vỹ

Nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912 – 14.12.1971), còn ký các bút danh Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi…; quê làng Tân Hội (sau đổi thành Tân Phong), nay thuộc xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học Trường Trung học Pháp - Việt ở Qui Nhơn từ 1924, đến năm thứ ba (1927) thì bị đuổi vì tham gia phong trào bãi khóa. Sau ông ra học ở Hà Nội, đỗ Tú tài toàn phần (1932), được bổ dạy tại Trường Thăng Long, cộng tác với các báo La Patrie Annamite, L’Ami du Peuple Indochinois, Tiếng dân, Văn học Tạp chí, Đông Tây Tuần báo, Phụ nữ Tuần báo, Tiểu thuyết thứ Năm… Ông cùng Trương Tửu chủ trương tuần báo Le Cygne (1935-1936). Khi viết bài chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp trên báo Le Cygne, ông bị qui kết “phá rối cuộc trị an, xui dân làm loạn để đánh đổ chính phủ” với cái án 6 tháng tù và phạt 3.000 quan (1937). Vì có tư tưởng chống Nhật nên ông bị quân phiệt Nhật bắt an trí ở Trà Khê, Phú Yên (1941-1945)... Đương thời phong trào Thơ mới, Nguyễn Vỹ đã cho in Tập thơ đầu - Premières poésies (Thơ Việt và Pháp, Tác giả xuất bản, Hà Nội, 1934) và các tác phẩm văn xuôi: Đứa con hoang (Tiểu thuyết. NXB Minh Phương, Hà Nội, 1936); Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (Tập truyện ngắn Pháp văn. NXB Đông Tây, Hà Nội, 1937); Người đàn bà trần truồng (1938); Thi sĩ Kỳ Phong (Ký cô Lệ Chi. Truyện dài. NXB Nam Ký, Hà Nội, 1938); Kẻ thù là Nhật Bản (Luận đề chính trị. NXB Thanh niên, Hà Nội, 1938); Cái họa Nhật Bản (Luận đề chính trị. NXB Thanh niên, Hà Nội, 1938); Chiếc bóng (Tiểu thuyết. NXB Cộng lực, Hà Nội, 1941)… Nói riêng về thơ, đương thời thơ Nguyễn Vỹ đã được nhiều nhà thơ và giới phê bình như Tứ Ly (Hoàng Đạo), Lê Ta (Thế Lữ), Nguyễn Nhược Pháp, Lê Tràng Kiều, Vân Hạc - Lê Văn Hòe, Trương Tửu, Thanh Địch, Mộc Khuê (Kiều Thanh Quế), Hoài Thanh, Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan... cùng quan tâm tìm hiểu, thẩm bình


Có thể bạn quan tâm