May 22, 2024, 9:47 am

GS Nguyễn Văn Tuấn: Sách Việt có gì để đọc?

 

Người Việt lười đọc sách có nhiều nguyên nhân, nhưng một thực tế khác là có rất ít sách có giá trị và hấp dẫn dành cho thiếu nhi.Thật ra, điều mà chúng ta phải và nên quan tâm là tại sao người ta tìm đến rượu bia, chứ không phải những con số về tiêu thụ rượu bia vốn chỉ là bề mặt của vấn đề.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn( ảnh)

Tôi có giả thuyết rằng người Việt chúng ta tìm đến rượu bia và lạm dụng alcohol như hiện nay là do sự căng thẳng tinh thần sau một cuộc đột biến lịch sử. Có thể sự lạm dụng bia rượu trong cộng đồng phản ảnh một xã hội đang ở tình trạng trầm cảm. Nhưng để lí giải giả thuyết đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu xã hội, mà hiện nay Việt Nam rất thiếu.

PV:- Trên thực tế, nếu là sách đọc chủ yếu cũng là sách ngôn tình và sách dạy làm giàu. Vậy phải lý giải như thế nào về chuyện này? Theo ông, là do phông nền văn hóa chưa cao nên chỉ phù hợp với kiểu sách như vậy hay văn hóa quá cao mà không cần phải đọc sách luôn?

GS Nguyễn Văn Tuấn: - Như tôi nói ở phần trên, tình hình xuất bản sách hiện nay ở Việt Nam chẳng những lượng còn ít, mà phẩm thì còn kém hơn nữa. Những sách được in ra thường chỉ 1000 bản, hay cao hơn chút là 2000 bản. So với một dân số hơn 50 triệu người có thể đọc sách thì con số sách in ra chẳng nhằm nhò gì. Sách cũng chủ yếu lưu hành ở vùng thành thị, thị tứ, chứ chưa về đến nông thôn. Thật ra, trong vùng quê ngày nay, người dân không có văn hoá đọc sách, một phần là do không có sách (và báo) để đọc.

Về phẩm, chỉ cần dạo qua một vòng những nhà sách lớn ở Sài Gòn và Hà Nội, chúng ta sẽ dễ dàng thấy nội dung sách rất nghèo nàn. Sách văn học chủ yếu là dịch từ những cuốn tiểu thuyết ăn khách ở nước ngoài, hoặc những loại sách mà người nước ngoài hay nói mỉa mai là "sách 3 xu" (hàm ý nói loại có giá trị văn học rất thấp). Sách dành cho thiếu nhi cũng bị lấn lát bởi sách dịch. Nào là Peter Pan, Aladdin, Mác-tin, Dora, v.v.

Hiếm lắm mới tìm thấy "Tấm lòng cao cả" nằm khiêm tốn đâu đó trong tủ sách bị che phủ bởi những tựa đề tiếng Tây, tiếng Tàu, và màu mè! Tôi không có lí do gì chống sách dịch dành cho thiếu nhi, nhưng tôi thấy rất quan tâm cho sự vắng bóng của những cuốn sách mà tôi từng có thời say mê như tủ sách Thằng Bờm, Hoạ Mi, và những bộ truyện tranh về lịch sử Việt Nam.  

PV:- Có nhiều người nhận định, người Việt làm thơ nhiều nhưng không biết thế nào là thơ ca đích thực, hoàn toàn xa lạ với triết học. Điều này đúng ở mức độ nào, thưa ông? Có dân tộc nào lại gặp phải tình trạng nghèo nàn thuần túy về tinh thần như chúng ta hay không? 

Theo ông, đó có phải hệ quả của việc chỉ quan tâm làm giàu, chỉ nhìn thấy cái dạ dày mà không cần biết bất cứ điều gì khác hay không? 

GS Nguyễn Văn Tuấn: - Điều này thì có lẽ đúng. Nhưng không chỉ đúng ở người Việt, mà còn đúng cho nhiều dân tộc châu Á khác (ngoại trừ Tàu và Ấn Độ). Chúng ta chưa bao giờ có những triết gia tầm cỡ, chưa bao giờ có những nhà tư tưởng lừng danh, chưa bao giờ có những nhà khoa học trứ danh. Chúng ta thường sử dụng tri thức của người khác hơn là sáng tạo ra tri thức mới.  

Trong văn thơ cũng thế, đã có thời chúng ta nhầm lẫn giữa yêu thơ và sử dụng thơ. Kinh nghiệm cá nhân của tôi cho thấy người Việt chúng ta đúng là yêu thơ, thuộc rất nhiều thơ ca, có lẽ chúng ta "thơ" hơn người phương Tây. Thế nhưng trong thực tế, hơn 50 năm qua Việt Nam thiếu vắng những tác phẩm thi ca lớn, những tác phẩm văn học lớn.

Tôi nghĩ điều đó không hẳn phản ảnh sự nghèo nàn về tinh thần của chúng ta, mà có lẽ phản ảnh chúng ta chỉ biết dùng thơ như là một phương tiện, kiểu như cách người xưa đã nói "văn dĩ tải đạo", chứ không phải như là một cứu cánh.

Chẳng nói đâu xa, như tôi đây, ngày xưa thời còn đi học, tôi cũng yêu thơ lắm, nhưng cả đời chẳng bao giờ làm được một bài thơ mà tôi thấy hay. Tôi nghiệm ra rằng tôi yêu thơ là vì tôi chỉ muốn dùng những vần thơ của các thi sĩ để nói lên tâm trạng và nỗi niềm của mình, chứ không phải yêu thơ để sáng tác thơ. Ngày xưa, tôi thuộc rất nhiều thơ của Nguyễn Bính, Khái Hưng, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, v.v.

Nhớ nhất là câu "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi / Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn", chỉ vì hai câu này rất hợp cảnh lúc tôi lên thành theo học. Tôi nghĩ nhiều người khác cũng thích thơ như cách tôi xem thơ như là một phương tiện.

 PV:- Xin cảm ơn ông!

  • Lan Vũ ( Nguồn DatViet)


Có thể bạn quan tâm