May 13, 2024, 3:08 pm

Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về phòng chống tác hại thuốc lá (WHO FCTC)

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ:

Điều 6 Hướng dẫn đề nghị các nước “dành ngân sách” để tài trợ công tác phòng chống tác hại thuốc lá và các hoạt động nâng cao sức khỏe khác. Điều 26 yêu cầu tất cả các bên đảm bảo và hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chương trình và các hoạt động khác nhau về phòng chống tác hại thuốc lá nhằm đáp ứng các mục tiêu của Công ước.

 

Cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá ở Thái Lan và Malaysia

TẠO CƠ CHẾ TÀI CHÍNH BỀN VỮNG

Các chương trình nâng cao sức khỏe được sử dụng như một công cụ hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn sự gia tăng của các bệnh do thuốc lá gây ra và các bệnh không truyền nhiễm khác (bệnh không lây nhiễm), đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, công tác phòng chống tác hại thuốc lá và các chương trình nâng cao sức khỏe thường không được sự ưu tiên và nguồn lực từ chính phủ mà phải cạnh tranh để có được sự hỗ trợ từ ngân sách chính phủ ở hầu hết các quốc gia.

Theo đề xuất tại Hướng dẫn Điều 6 của Công ước khung FCTC WHO, các nước cần “dành ngân sách” để tài trợ chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và các hoạt động nâng cao sức khỏe khác, trong khi Điều 26 cũng yêu cầu “tất cả các bên tham gia bảo vệ và cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và các hoạt động khác nhau đáp ứng các mục tiêu của Công ước”. Để giải quyết vấn đề này, cách hiệu quả là sự ra đời của các loại thuế phụ thu đối với thuốc lá và rượu bia để giảm mức tiêu thụ  các sản phẩm này và cung cấp một nguồn tài trợ cụ thể để tạo thêm nguồn thu cho các chương trình nâng cao sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá thông qua quỹ nâng cao sức khỏe bền vững. Cơ chế tài chính mang tính sáng tạo này cần thiết để đảm bảo nguồn kinh phí liên tục, ổn định và thường xuyên cho các chương trình không phải là đối tượng để xem xét ngân sách hàng năm. Nếu được quản lý hiệu quả, dự kiến quỹ này sẽ tiếp tục làm giảm gánh nặng về y tế cũng như loại bỏ chi phí y tế dài hạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước để đáp ứng Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) năm 2030 nhằm làm giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm.

Nhiều nước đã phát triển cơ chế tài chính này nhằm hỗ trợ tài chính cho các chương trình y tế và đang có những bước tiến bộ đáng kể trong công cuộc phòng chống và kiểm soát nạn dịch bệnh không lây nhiễm toàn cầu. Trong khu vực ASEAN, bốn trong số mười nước đã thành lập các quỹ nâng cao sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá thông qua phụ thu thuế (Thái Lan, Lào và Việt Nam) và ngân sách Kho bạc (Malaysia).

Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá Việt Nam (VNTCF): Phân bổ quỹ đối với các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (2015)

Trong năm 2015, tổng cộng có 92 đơn vị được tài trợ bởi VNTCF với tổng số tiền hỗ trợ của quỹ là 200 tỷ đồng phân bổ cho 20 bộ, tổ chức đoàn thể, 63 tỉnh/thành phố và 6 bệnh viện. Các dự án được hỗ trợ chủ yếu là các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc, thực thi pháp luật.

Trong năm 2016, tổng cộng có 110 đơn vị được tài trợ bởi VNTCF với tổng số tiền là 15,1 tỷ đồng được phân bổ cho 33 bộ, tổ chức đoàn thể, 67 tỉnh/thành phố và 10 bệnh viện. Các dự án được hỗ trợ chủ yếu là các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc, thực thi pháp luật.

Hỗ trợ bền vững cho nâng cao sức khỏe và phòng chống tác hại thuốc lá.

Indonesia

Phân bổ 10% tổng thu từ thuế thuốc lá tới các địa phương cho y tế.

Bắt đầu từ tháng 1 năm 2014, chính quyền trung ương phân bổ 10% các quỹ thuế địa phương (có tính phí) cho cơ quan cấp tỉnh. Tổi thiểu 50% được phân bổ cho y tế và thực thi pháp luật.

Philippines

Phân bổ phần thu tăng thêm cho chăm sóc sức khỏe

- Phân bổ cho các chương trình nâng cao sức khỏe từ doanh thu gia tăng của thuế sin (SinTax).

- 2014 - 61.906 USD (2.748.000 PHP).

- 2015 - 116.000  USD (5.321.000 PHP).

Các chương trình nâng cao sức khỏe được hỗ trợ kinh phí bằng doanh thu gia tăng của thuế sintax bao gồm: Truyền thông và xây dựng các tài liệu truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá, phòng chống tác hại của đồ uống có cồn có cồn, chế độ ăn uống lành mạnh, và nâng cao các hoạt động thể chất. Doanh thu này cũng tài trợ cho giải thưởng Red Orchid, công nhận các văn phòng chính phủ và các đơn vị chính quyền địa phương thực thi tốt chính sách không khói thuốc.

- Các khoản thu được cho phép Chính phủ trợ cấp phí bảo hiểm y tế cho 14,7 triệu đối tượng tiểu học nghèo trong năm 2014, tăng so với chỉ có 5,2 triệu đối tượng tiểu học đã đăng ký trong năm 2012. Khoảng 0.54 tỷ USD (24.56 tỷ PHP) đã được chi cho phí bảo hiểm y tế trong năm 2015.

Tăng mạnh mức hỗ trợ cho các chương trình y tế (2013-2015)

- Mức tăng kinh phí bổ sung cho y tế như sau:  2013) 1.01 tỷ USD (44.72 tỷ PHP).

2014) 0.94 tỷ USD (42.55 tỷ PHP).

2015) 1.33 tỷ USD (62.69 tỷ PHP).

Đóng gói và dán nhãn các sản phẩm thuốc lá

Sử dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh (PHWs) trên vỏ bao thuốc lá là xu hướng đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Từ góc độ y tế công cộng, vỏ bao thuốc lá là một kênh truyền thông có chi phí hiệu quả cao nhất giúp chính phù các nước truyền tải thông tin về những nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc hút thuốc lá, đặc biệt là ở những người có trình độ văn hoá thấp. Đây là một công cụ nâng cao sức khỏe hiệu quả để nâng cao nhận thức về tác hại của hút thuốc lá mà không tốn chi phí cho chính phủ.

Cho đến nay, hơn 100 quốc gia/vùng lãnh thổ đã thực hiện luật bắt buộc với cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh PHWs theo Hướng dẫn Điều 11 Công ước khung WHO FCTC, được thông qua tại kỳ họp thứ ba của Hội nghị FCTC của các bên (COP 3) trong tháng 11/2008. Trong năm 2016, ASEAN đã trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới có tất cả mười nước thành viên áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh PHWs trên vỏ bao thuốc lá. Bốn quốc gia (Thái Lan, Brunei, Lào và Myanmar) áp dụng kích thước cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh được coi là thực hành quốc tế tốt nhất (ít nhất là 75%).

Hiện nay, Thái Lan dẫn đầu xu hướng với diện tích cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh PHWs lớn thứ hai trên thế giới (85% diện tích mặt trước và mặt sau của bao thuốc lá) theo sau chuẩn mới thiết lập năm 2014 của Nepal áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm tới 90% diện tích vỏ bảo thuốc lá.

Hướng dẫn Điều 11, Công ước khung WHO FCTC đề nghị rằng diện tích cảnh báo sức khỏe phải càng lớn càng tốt và bao gồm các hình ảnh truyền thông hiệu quả về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe kết hợp với bao bì trơn. Điều này giúp tăng sự tập trung vào các cảnh báo bằng hình ảnh PHWs và làm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm thuốc lá. Bao bì trơn được khuyến khích và sử dụng như là một phần của một phương pháp tiếp cận đa ngành toàn diện để phòng chống tác hại thuốc lá. Úc là quốc gia đầu tiên thực hiện một cách đầy đủ bao bì trơn có hiệu lực từ tháng 12 năm 2012. Có nhiều nước, trong đó có Pháp, Anh và Hungary, đã từng bước thực hiện theo hướng này bằng quy định bao bì trơn. Trong khu vực ASEAN, việc nghiên cứu và xây dựng chính sách đối với bao bì tiêu chuẩn hay bao bì trơn đã bắt đầu tại Malaysia, Singapore và Thái Lan.

P.V

Nguồn Văn nghệ số 34/2017


Có thể bạn quan tâm