May 13, 2024, 12:32 pm

Cơ chế điều phối kiểm soát thuốc lá quốc gia

PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI (PCTH) THUỐC LÁ:

Năm 2015, Quỹ Michael Bloomberg và Bill Gates đã đóng góp 4 triệu USD để giúp các nước đang phát triển chống lại các vụ kiện tụng của các công ty thuốc lá.

Để Phòng chống tác hại thuốc lá thành công đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và kỹ năng cao đồng thời phối hợp đa ngành có hiệu quả ở các cấp xã hội khác nhau để tăng cường hiệu quả và thực hiện một loạt các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Với mục đích này, Công ước khung yêu cầu các nước thiết lập hoặc củng cố và hỗ trợ kinh phí cho cơ chế điều phối hoạt động cấp quốc gia hay cán bộ đầu mối mà sẽ xây dựng, thực thi, báo cáo định kỳ, và rà soát các chiến lược, kế hoạch, chương trình phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia  đa ngành toàn diện, (Điều 5).

Nhìn chung, nhiều quốc gia vẫn còn thiếu các nguồn lực  cần thiết về cơ cấu, nhân lực, tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá bền vững và chi phí hiệu quả cao. Nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN có nhiều cán bộ làm việc toàn thời gian về phòng chống tác hại thuốc lá. Singapore và Thái Lan là hai quốc gia có chính sách phòng chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ với lực lượng đáng kể các cán bộ cấp quốc gia làm về phòng chống tác hại thuốc lá, trong khi các nước khác trong khu vực đang dần nâng cao năng lực quốc gia (nhân lực và tài chính) để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại thuốc lá.

Không giống như các ngành khác, sản phẩm của ngành công nghiệp thuốc lá giết chết một nửa số khách hàng của mình. Họ ra sức bảo vệ lợi nhuận thương mại và quyền lợi của mình bằng cách can thiệp vào sự phát triển và thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá ở mọi cấp độ. Ngành công nghiệp thuốc lá đã sử dụng nguồn lực của mình để ngăn chặn và cản trở nỗ lực của chính phủ các nước trong việc bảo vệ chính sách y tế công cộng thông qua các biện pháp công khai cũng như và bí mật. Ngành thuốc lá đã rất nỗ lực làm chệch hướng hoặc suy yếu các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá, thực hiện nhiều biện pháp nhằm làm suy giảm các chính sách khi không thể ngăn chặn hoàn toàn. Và ngăn cản việc thực thi Luật khi Luật đã được thông qua. Với nhiều chiến lược chiến thuật và chiến lược phi đạo đức, ngành công nghiệp thuốc lá liên tục chống đối, hạ uy tín, làm suy yếu, gây cản trở và trì hoãn công tác phòng chống tác hại thuốc lá ở cấp quốc gia. Ngành công nghiệp thuốc lá vận động hành lang chính trị trực tiếp và gián tiếp để điều động và chiếm quyền điều khiển các quá trình chính trị và chính sách, kiện tụng hoặc đe dọa kiện tụng chính phủ và cá nhân, hay lợi dụng các nhóm đại diện  để thúc đẩy việc tranh tụng của mình.

Nhận thức được mâu thuẫn không thể hòa giải giữa quyền lợi của ngành thuốc lá và lợi ích cộng đồng, các bên tham gia FCTC nhất trí thông qua Hướng dẫn thực hiện Điều 5.3 tại phiên họp thứ ba của Hội nghị các Bên (COP3) năm 2008. Trong đó, yêu cầu các Bên khi ban hành và thực hiện các chính sách y tế công cộng liên quan đến phòng chống tác hại thuốc lá cần bảo đảm những chính sách này khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá và phù hợp với luật pháp quốc gia. Sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá là một vấn đề lớn ở ASEAN. Bốn nước ASEAN (Philippines, Singapore, Thái Lan và Lào) đang đi đầu trong việc phát triển một chính sách, hướng dẫn hay quy tắc ứng xử để bảo vệ chính sách y tế công cộng của họ khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá. Mặc dù có một số ít quốc gia đang nỗ lực từng ngày trong việc thực hiện Hướng dẫn Điều 5.3- Công ước khung FCTC, những nước khác vẫn đang phải đối mặt với việc gia tăng sự can thiệp của ngành công nghiệp này. Do đó vẫn còn nhiều khoảng trống cho việc cải tiến để đưa ra các biện pháp cụ thể ngăn ngừa hoặc giảm can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá.

Tuyên bố chính trị của  Đại hội cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, New York Mỹ, tháng 9 năm 2011.

 

CAN THIỆP CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ KHI XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH

Ngành công nghiệp thuốc lá luôn tìm cách chống lại, làm thay đổi, và trì hoãn các chính sách có hiệu quả về phòng chống tác hại thuốc lá. Họ tham gia vào việc xây dựng các chính sách nhằm làm suy yếu bất kỳ chính sách nghiêm ngặt về phòng chống tác hại thuốc lá nào mà chính phủ xây dựng.

Brunei, Campuchia và Malaysia không cho phép ngành công nghiệp thuốc lá gây ảnh hưởng quá mức đến quyết định trong việc xây dựng chính sách.

Ngành công nghiệp thuốc lá được coi như những ngành công nghiệp khác và được chính phủ đối xử như một bên liên quan. Trong nhiều trường hợp, chính phủ yêu cầu ý kiến đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá trước khi ban hành quy định hay trong quá trình soạn thảo, mà điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Hiện đang có một dự luật ủng hộ thuốc lá gây tranh cãi trong Quốc hội mà nhằm bảo vệ nông dân trồng thuốc lá hơn là sức khỏe cộng đồng. Nếu được thông qua, dự luật này có nguy cơ đánh sập một số ít thành tích về phòng chống tác hại thuốc lá chẳng hạn như quy định kích cỡ cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh (40%) trên vỏ bao thuốc lá.

Myanma sẵn sàng nhận sự hỗ trợ từ ngành công nghiệp thuốc lá trong việc thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá.

PTI cũng gửi một văn bản đến các cơ quan chính phủ về dự thảo Nguyên tắc thực hiện và các quy định (IRR) của Luật Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh - bao gồm một đề xuất giảm vai trò của Sở Y tế trong việc thực thi luật và sửa đổi các định nghĩa trong IRR, theo cách mà có thể cản trở và hạn chế việc thực hiện đúng pháp luật.

Thái Lan

Vụ Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Bộ Tài chính đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm thuế đầu tư và quốc tế (ITIC) về cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt. ITIC được biết đến là một nhóm vận động hành lang của ngành công nghiệp thuốc lá. Trong năm 2015, chính phủ Thái Lan cũng chấp nhận và hành động theo đề xuất của Tobacco Monopoly Thái (TTM) để điều tra và tái tổ chức Quỹ Nâng cao sức khỏe Thái Lan (ThaiHealth). Cuộc điều tra dẫn đến kết quả tiêu cực cho ThaiHealth. ThaiHealth được công nhận là một trường hợp thành công điển hình mang tầm quốc tế về quỹ nâng cao sức khỏe được đóng góp bằng 2% phụ thu từ thu thuế thuốc lá và rượu bia.

Việt Nam

Trong tháng 3 năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BCT trong đó xác định vai trò của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) trong việc tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ liên quan đến kiểm soát buôn lậu thuốc lá. Tháng 04/2015, Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại và Công nghiệp (MOTI) đã tổ chức một diễn đàn hợp tác với VTA để thảo luận về các giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát buôn lậu và buôn bán trái phép thuốc lá.

CÁC HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP THUỐC LÁ

Các công ty thuốc lá đã và đang cố gắng xây dựng thương hiệu của mình như một doanh nghiệp “trách nhiệm xã hội”. Họ sử dụng các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) để phá vỡ các quy định điều chỉnh ngành công nghiệp, và sử dụng nó như một chiến lược để tiếp cận với các quan chức chính phủ trúng cử - những người được trao quyền để phê duyệt và triển khai thực hiện các chính sách phòng ngừa tác hại thuốc lá.

Trong số các nước ASEAN, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã cấm việc công khai các hoạt động CSR như vậy. Tất cả Chính phủ các nước, ngoại trừ Brunei và Thái Lan, đều ít nhiều nhận hỗ trợ từ ngành công nghiệp thuốc lá (bằng tiền hay các hình thức khác).

Các cơ quan chính phủ hoặc các quan chức Chính phủ chấp nhận, ủng hộ và tham gia vào các hoạt động CSR của ngành công nghiệp thuốc lá. Các hoạt động bao gồm tham gia vào dự án trồng cây của BAT và dự án dọn mìn của JTI (2015-2016) tại Campuchia; Dự án ‘Trees for Life’ (Trồng cây vì sự sống) của  Djarum và khai trương sân vận động quốc gia Djarum (Djarum SIRNAS) cho giải cầu lông tại Li Ning Sulawesi năm 2015 ở Indonesia; Japan Tobacco International (JTI) Myanmar cung cấp cứu trợ nạn nhân lũ lụt; dự án Embrace của Phòng Thương mại Philippines Hoa Kỳ xây dựng lớp học tại 12 thành phố ở Bohol, thành phố Tagbilaran bị ảnh hưởng nhất bởi trận động đất và cung cấp đồ dùng học tập và đồ chơi cho các em học sinh cũng như các dự án xây dựng  lớp học của Quỹ Wong Chu của Mighty Corporation tại Piat, Cagayan; chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, và hoạt động hỗ trợ kinh phí cho lực lượng cảnh sát biển của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA).

P.V

Nguồn Văn nghệ số 32/2017

 

 

 

 

 

 

 


Có thể bạn quan tâm