May 17, 2024, 4:18 pm

Bước tiếp hành trình đổi mới và kiến tạo

 

Năm 1986 Việt Nam bắt tay vào công cuộc đổi mới với hành trang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với cuộc cải cách này, GDP của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng trên 6%  Và đỉnh cao của giai đoạn 10 năm đầu tiên chính là đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu ăn đã có dư gạo để xuất khẩu. Nhiều  năm tiếp sau do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và suy thoái toàn cầu thế giới, nền kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng chậm lại những vẫn ở mức ổn định 6,3% ( năm 2016)  được thế giới ghi nhận là một thị trường tiềm năng trong khu vực, kể cả khi bước sang năm 2017 với không ít khó khăn và thách thức.

 

Sài Gòn hôm nay. Ảnh Internet

Nghị quyết của UBTVQH được đẩy mạnh trên các lĩnh vực, gắn với 8 nhóm nhiệm vụ cụ thể, đòi hỏi phải có bước chuẩn bị đủ năng lực, không chỉ năng lực của doanh nghiệp mà còn cả năng lực của bộ máy hành chính. Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Và đây cũng chính là nhiệm vụ được Hội Nghị Trung Ương 4 (Khóa XII) xác định là cơ bản, trọng yếu trong giai đoạn hiện nay.

Chủ trương, chính sách đã có, vấn đề còn lại là thực thi như thế nào và cần có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Từ hiệu quả của thực thi chính sách sẽ góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trong giai đoạn 2016 - 2020, sẽ đồng thời phải xử lý quyết liệt các tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế hiện nay như nợ xấu, nợ công, các doanh nghiệp, các dự án làm ăn thua lỗ… Hai là phải gắn với việc cơ cấu lại các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.  Và để hoàn thành hai nhiệm vụ trọng tâm trên thì cải cách thể chế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế được coi là ưu tiên số một.

Bước tiếp hành trình đổi mới và kiến tạo, trong bối cảnh có những rào cản về tư duy phát triển kèm theo những yếu tố không thuận lợi cả về vĩ mô lẫn vi mô là một thách thức không hề nhỏ, do đó Chính phủ cần chuẩn bị sẵn sàng cho một kịch bản phù hợp với bối cảnh địa chính trị mới. Mà trước mắt chính là tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ có nhiều khó khăn, các chỉ tiêu như thâm hụt ngân sách tính theo tỷ trọng GDP và nợ Chính phủ hay nợ công cũng cần phải điều chỉnh theo hướng thận trọng hơn để cân bằng với ngưỡng an toàn Quốc hội đã đặt ra. 

 

PV


Có thể bạn quan tâm