May 17, 2024, 8:57 am

Bộ TT&TT tổ chức tập huấn về " Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng"

 

Sáng nay ( 24/8), Bộ TT&TT đã tổ chức  Hội nghị tập huấn về công tác truyền thông " Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng".  Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 100 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương.

 

Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT khai mạc lớp tập huấn

Tại hội nghị, các học viên đã được nghe và thảo luận 2 chuyên đề: " Hiện trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và một số quy định hiện hành về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng" và " Xu hướng công nghệ nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng". Các chuyên đề do Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Bộ LĐ-TB&XH; Bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng kiểm định, Trung tâm ứng cứu khẩn  cấp không gian mạng, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT thực hiệnĐây đều là những chuyên đề quan trọng, cần thiết không chỉ đối với công tác tuyên truyền trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trước sự tấn công của MXH nói riêng, công tác quản lý giáo dục của cha mẹ, nhà trường và xã hội nói chung mà còn thông qua công tác truyền thông, cung cấp những địa chỉ tin cậy cũng như những kỹ năng cơ bản nhằm lan tỏa đến mọi đối tượng, tầng lớp xã hội nâng cao nhận thức, năng lực bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

 

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Bộ LĐ-TB&XH

Theo số liệu từ Cục quản lý trẻ em, Bộ LĐ&TBXH, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam có xu hướng tăng. Hiện có 89% truy cập và sử dụng internet trong 3 tháng trước khảo sát. Trong số này, 87% sử dụng internet hàng ngày; 11% người chăm sóc chưa bao giờ dùng internet. 77% người chăm sóc sử dụng internet hàng ngày. Điều đáng nói là trong số trẻ em được khảo sát chỉ 36% (hầu hết là trẻ lớn hơn, độ tuổi 16–17) tham gia trả lời. Điều này cũng thể hiện rõ  tâm lý e ngại, khép kín của các em trước những vấn đề gặp phải trên không gian mạng. Cũng báo cáo từ Cục quản lý trẻ em cho biết,  nội dung trẻ tham gia khảo sát. đều  rất đáng lo ngại: 

•Hầu hết trẻ bị ảnh hưởng không tiết lộ ai là thủ phạm

•Trong những trẻ tiết lộ, hầu hết nói rằng thủ phạm là người lạ.

* 1 số đề cập bạn trưởng thành hoặc bạn cùng trang lứa với các em

• Việc trẻ không muốn nói ra thủ phạm là ai nhiều khả năng là do sợ tiết lộ hoặc sợ hậu quả.

 

Bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng kiểm định, Trung tâm ứng cứu khẩn  cấp không gian mạng, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT

Chính vì vậy, để đồng hành và bảo vệ  trẻ em trên không gian mạng, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã xây dựng Luật An toàn thông tin mạng (2015);  Luật trẻ em (2016) quy định về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (Điều 54); Luật Tiếp cận thông tin (2016);  Luật An ninh mạng (2018) (Điều 29 - quy định về BVTE trên không gian mạng), nhằm xây dựng hành lang pháp lý an toàn cho trẻ em. Đồng thời các Bộ, ngành liên quan cũng thành lập các tổ chức tư vấn, đường dây nóng bảo vệ trẻ em trước sự tấn công của MXH.. Trong đó, phải kể đến ứng dụng CyberPurify Kids- Phần mềm được phát triển bởi CyberPurify . Phần mềm có thể Phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung độc hại trên Internet theo thời gian thực; Phần mềm Kapersky Safe Kids, là một ứng dụng đa nền tảng, có thể chạy trên các thiết bị Windows, iOS, Android và Mac OS , giúp Chặn quyền truy cập vào nội dung không phù hợp hoặc có hại, có thể đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho mỗi trẻ em, mỗi thiết bị.. Đồng thời có thể theo dõi vị trí của con bằng GPS.  Phía Bộ TT&TT cũng cung cấp thêm phần mềm đang chạy thử nghiệm tại địa chỉ truy cập https://vn-cop.vn/kiem-tra. Khi đăng nhập vào địa chỉ nói trên, phụ huynh có thể kiểm tra Website an toàn cho trẻ. Qua đó quyết định có hay không cho trẻ tiếp tục truy cập vào địa chỉ trước đó.

Cũng tại hội nghị tập huấn, công tác truyền thông cũng được nhấn mạnh tập trung vào các nhóm nhiệm vụ:

1. Xây dựng các nội dung truyền thông lành mạnh phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và các tiêu chuẩn cộng đồng.

2. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông, bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật.

3. Cung cấp thông tin cho CQNN có liên quan (111, Cơ quan công an, Mạng lưới VN-COP) khi phát hiện nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em.

4. Tích cực phối hợp truyền thông, giáo dục cộng đồng và vận động các bên liên quan thực hiện các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

5. Giám sát và phản biện độc lập về việc thực hiện các cam kết bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Hy vọng rằng, với sự vào cuộc của  cả hệ thống chính trị xã hội, việc nâng cao nhận thức về sử dụng mạng an toàn sẽ ngày càng được đẩy mạnh nhằm bảo vệ trẻ trước môi trường MXH  một cách an toàn. Giúp các em không chỉ phát triển năng lực hành vi, trí tuệ mà còn trở thành những công dân số tương lai một cách toàn diện.

PV


Có thể bạn quan tâm