May 4, 2024, 8:13 pm

Bảo vật quốc gia và câu chuyện phát huy giá trị cổ

 

Khép lại năm 2016, trong bộ sưu tập của ngành di sản Việt Nam có thêm Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ được Unesco công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thứ 10 sau Nhã nhạc - Nhạc Cung đình triều Nguyễn (2003), Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Hát Ca Trù của người Việt (2009), Dân ca Quan họ (2009), Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (2010), Hát Xoan Phú Thọ (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012), Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi lễ và Trò chơi Kéo co (2015, Hồ sơ đa quốc gia, hợp tác với: Hàn Quốc, Campuchia và Philippin). Ngoài Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ được vinh danh, ngành di sản còn tiếp nhận 14 hiện vật, nhóm hiện vật được  Chính phủ chính thức công nhận Bảo vật quốc gia  trong đợt 5, nâng tổng  số bảo vật cấp quốc gia lên 443 . Đây là con số đáng tự hào, song vẫn được cho là còn khiêm tốn so với bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Song tự hào để rồi không khỏi trăn trở về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những giá trị cổ của bảo vật trong đời sống cộng đồng hiện nay.


Có thể bạn quan tâm