May 11, 2024, 2:31 pm

Tuần phim Ba Lan tại Việt Nam

 

Diễn ra từ ngày 11/3 – 15/3 tại Hà Nội, 15/3-19/3 tại Thừa Thiên Huế và 18/3-22/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tuần phim Ba Lan giới đem đến cho khán giả Việt Nam 5 bộ phim đặc sắc với đa dạng thể loại. Những tác phẩm này đã khéo léo giới thiệu cho khán giả nước ta vẻ đẹp và văn hóa đất nước Ba Lan qua những thước phim nghệ thuật được đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng quốc tế.

 

Diễn ra từ ngày 11/3 – 15/3 tại Hà Nội, 15/3-19/3 tại Thừa Thiên Huế và 18/3-22/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tuần phim Ba Lan đem đến cho khán giả Việt Nam 5 bộ phim đặc sắc với đa dạng thể loại. Những tác phẩm này không những giới thiệu cho khán giả nước ta vẻ đẹp và văn hóa đất nước Ba Lan, mà còn đem đến cho ngành công nghiệp phim của nước ta nhiều kinh nghiệm quý giá

Các tác phẩm phim của Ba Lan được đánh giá là đa dạng về thể loại, dễ xem với khán giả nước ta, nhất là thể loại phim tình cảm hoặc hành động. Tuy có sự khác biệt lớn về văn hoá, nhưng các dòng phim thương mại của họ có vài nét tương đồng với nền công nghiệp phim nước ta về chất lượng kịch bản hoặc diễn xuất của các diễn viên. Tuy nhiên, các ở các thể loại phim nghệ thuật, Ba Lan lại thể hiện sự vượt trội hơn về mọi mặt.

Cụ thể, trong số 5 tác phẩm được công chiếu tại Tuần phim, tác phẩm “Sonata” (tên Tiếng Việt: Bản Sonat diệu kỳ) được giới chuyên môn hết lời khen ngợi với thành tích 7.1/10 trên thang điểm của IMDB. Đây tác phẩm chính kịch được người xem Ba Lan đánh giá rất cao, nhận được 8 giải thưởng và 7 đề cử cho nhiều hạng mục, trở thành bộ phim đáng xem nhất trong số những phim đang được công chiếu tại Tuần phim Ba Lan tại Việt Nam.

Phim kể về câu chuyện có thật của Grzegorz Płonka, một nghệ sĩ dương cầm khiếm thính nhưng tài năng xuất chúng, được mệnh danh là "Beethoven of Murzasichla". Grzegorz gặp vấn đề trong giao tiếp với môi trường xung quanh từ khi còn nhỏ. Chẩn đoán của bác sĩ cho thấy anh bị mắc bệnh tự kỷ, nhưng hóa ra nguyên nhân thực sự khiến anh gặp khó khăn trong giao tiếp là do mất thính lực. Với chiếc máy trợ thính của mình, Grzegorz cuối cùng cũng được tiếp cận với thế giới âm thanh - thứ đưa anh đến với tài năng âm nhạc tuyệt vời của mình.  Anh say mê tác phẩm của thiên tài khiếm thính – Ludwig van Beethoven, đặc biệt là “Bản tình ca ánh trăng” của ông và khát khao trở thành một nghệ sĩ piano và biểu diễn tại hội trường giao hưởng. Grzegorz đã dựa vào nỗ lực khồn ngừng nghỉ của bản thân và sự yêu thương vô bờ của gia đình để biến ước mơ thành hiện thực.

Được lấy bối cảnh tại dãy núi Tatra hùng vĩ và cảm hứng câu chuyện có thật về một nhạc sĩ tài ba, bộ phim đã khéo léo mang đến cho người xem Việt Nam vẻ đẹp thiên nhiên đất nước cùng nét đẹp tâm hồn con người Ba Lan. Bộ phim "Sonata" trình diễn một đại tiệc âm nhạc giữa cảnh những dãy núi hùng vĩ, lồng ghép với quyết tâm và niềm đam mê của con người tạo nên một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.

Bất chấp sự khác biệt về văn hóa cũng như phong cách làm phim của 2 nước, nhưng có thể thấy chúng ta cùng có chung một mục tiêu đến việc phát triển dòng phim chính kịch và nghệ thuật đúng nghĩa. Qua Tuần phim, thiết nghĩ ta có cách biệt lớn so với nước bạn không chỉ ở vấn đề về diễn xuất của các diễn viên hay thiếu một kịch bản gốc hay, mà còn ở vấn đề hạn hẹp vốn đầu tư cho một bộ phim. Hầu hết những phim nghệ thuật, chính kịch hay của Việt Nam chỉ có thể cố gắng làm tốt mặt kịch bản chứ không thực sự tốt về ghi hình hay xây dựng bối cảnh, trong khi đất nước ta có cảnh sắc tuyệt vời đến nỗi nhiều nhà làm phim Hollywood còn phải tới đây để có thể hoàn thiện tác phẩm của họ. Lấy ví dụ trong phim “Sonata”, nhân vật chính đã có những phân cảnh chơi đàn và sống với âm thanh giữa những dãy núi cao ở Murzasichla, chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nổi tiếng ở Ba Lan, thiên nhiên ở đây không chỉ đóng vai trò làm cảnh, mà còn là thứ truyền cảm hứng âm nhạc cho nhân vật, cùng nhân vật lớn lên, đây là một ý tưởng hay mà nước ta có thể học hỏi.

Phim chính kịch - nghệ thuật với đặc điểm kén người xem và đòi hỏi một kịch bản gốc xuất sắc, là những tác phẩm khó sản xuất và khó có lợi nhuận trong ngành công nghiệp điện ảnh nói chung. Tuy công nghệ dựng phim và sản xuất kịch bản còn gặp nhiều khó khăn, những năm gần đây thể loại phim nghệ thuật được nước ta chú trọng hơn nhiều và đã có những tác phẩm vươn tầm quốc tế như "Ròm", "Tro tàn rực rỡ", ... Việc tiếp thu và học hỏi ở các nước có nền điện ảnh nổi bật hơn là điều những nhà làm phim cần làm để góp phần đưa vẻ đẹp đất nước ta đến với bạn bè quốc tế như Ba Lan đã làm.

Tuần phim Ba Lan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất phim Ba Lan, Trung tâm Chiếu phim quốc gia và Cụm rạp CineStar tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động giao lưu văn hóa, giới thiệu với công chúng Việt Nam về đất nước, con người Ba Lan thông qua các bộ phim có đề tài phong phú, hấp dẫn, qua đó nhằm tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Ba Lan

Nguyễn Phương


Có thể bạn quan tâm