March 29, 2024, 8:36 am

Yếu tố “người lớn” trong truyện tranh giành cho trẻ em

 

Cùng với việc nhiều nhà xuất bản chủ động khai thác, xuất bản nhiều ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhiều đối tượng bạn đọc, có không ít đơn vị xuất bản đẩy mạnh mảng truyện tranh giành cho độc giả trẻ tuổi. Tuy nhiên, ghi nhận chung thì ngoài khoản tiền khủng từ mảng truyện này đem lại cho các nhà xuất bản, thì mảng truyện này cũng đem đến cho không chỉ nhà xuất bản nói riêng, dư luận xã hội nói chung những câu chuyện dở khóc dở cười.

Theo thổng kê năm 2017 của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Cục XB) cũng đã phát hiện và xử lý 129 xuất bản phẩm vi phạm, xử phạt hành chính hơn 700 triệu đồng. Điều đáng nói là vấn nạn sách lậu, bị đối tác liên kết chi phối, không kiểm soát được các quy trình liên kết xuất bản... khiến cho nhà xuất bản thiệt một thì độc giả lại thiệt đơn thiệt kép thì vẫn chưa chịu dừng lại cho dù Luật xuất bản và hàng loạt chế tài được cho là cần và đủ để siết chặt khâu cấp phép và xuất bản sách ra thị trường đã chính thức có hiệu lực.

Song, trường hợp truyện Thánh Gióng có nội dung lệch lạc, hay Người anh hùng Hecquyn với phần tranh minh họa vốn là cảnh “nóng” của người lớn ngang nhiên qua mặt được bộ lọc của các biên tập viên nhà xuất bản, hay cao hơn là giám đốc nhà xuất bản đã khiến cho không ít người lo ngại về trình độ biên tập, khả năng thấu cảm và kiến thức xã hội về tâm sinh lý lứa tuổi học đường của một bộ phận không nhỏ đội ngũ những người biên tập hiện nay. Chỉ có thể gói gọi  bằng từ “Sốc” khi đọc những tác phẩm này.

            Thường đứng trước sự phản ứng của độc giả, giả xuất bản sẽ lên tiếng nhận trách nhiệm đại loại đã thiếu chặt chẽ trong hợp đồng xuất bản, thiếu kiểm tra, kiểm soát nội dung trước và sau khi ấn bản phát hành…v.v. Và sau cùng không quên lời hứa sẽ kiểm điểm nghiêm túc và sẽ sửa chữa kịp thời.

Chuyện với nhà xuất bản coi như xong. Còn nếu không, nặng hơn thì sẽ chịu một án phạt nào đó từ Cục xuất bản như thu hồi chẳng hạn… Nhưng với những cuốn sách không được thu hồi thì sao, những đứa trẻ đã “trót” đọc và có “may mắn” được chiêm ngưỡng bức tranh “tạo hóa’ ban cho con người mà cực chẳng đã vì sự vô trách nhiệm của những người biên tập, khiến chúng phải tiếp cận quá sớm.

Sẽ có người  cho rằng đây chỉ là chuyện nhỏ, vì rằng các nhà làm giáo dục cũng đang tính đến việc đưa giáo dục giới tính vào học đường, chỉ có điều họ đang lúng túng về độ tuổi, về nội dung, liều lượng thế nào cho phù hợp mà thôi. Thoạt nghe thì cũng có lý, nhưng nếu ngẫm sâu hơn, ngấu hơn lại thấy những biện minh nói trên có phần cảm tính. Đành rằng, ngành giáo dục xây dựng chương trình dựa trên những nghiên cứu khoa học, nhưng nhà xuất bản thì không như vậy. Họ chẳng cần nghiên cứu, chẳng cần luận cứ khoa học, chỉ cần lợi nhuận là có thể đốt cháy giai đoạn để trẻ trưởng thành sớm. Vô hình chung đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận giới trẻ vị thành niên hiện nay đang có những hiểu biết lệch lạc về giới tính, và tỷ lệ những ông bố, bà mẹ ở tuổi trẻ con đang ngày một nhiều trong xã hội ta hiện nay.

Hiện Cục xuất bản đang đặt ra yêu cầu đối với ngành xuất bản là tập chung nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, quản lý chặt chẽ hơn quy trình liên kết, kiên quyết nói không với tình trạng “bán giấy phép”, chạy theo lợi nhuận… Nhưng để không lọt lưới những tác phẩm có nội dung xấu, kém lành mạnh thì một liều thuốc đặc trị, hiệu quả cần cho môi trường xuất bản hẳn vẫn chưa khi nào hết “nóng” .

 


Có thể bạn quan tâm