April 20, 2024, 5:27 pm

Xây dựng công dân toàn cầu mang bản sắc văn hóa Việt Nam


Sau sức nóng từ những phiên thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - chính trị xã hội từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV thì có lẽ diễn biến của phiên họp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục, kéo dài 4 tiếng đồng hồ tuần qua đã thực sự thu hút được sự  quan tâm của hết thảy người dân cả nước, đồng thời trở thành đề tài bàn luận sôi nổi không chỉ trong ngành giáo dục mà còn của hầu hết các diễn đàn xã hội, bởi dù muốn hay không những thay đổi của giáo dục dù là nhỏ nhất cũng sẽ tác động mạnh đến toàn xã hội.

 

Hướng đến một thế hệ “công dân toàn cầu mang bản sắc Việt”. Ảnh minh họa. Nguồn internet

Từng bước hoàn thiện giáo dục


Tại phiên họp Thủ tướng đã chỉ rõ 4 vấn đề đang tồn tại của ngành giáo dục cần được nhìn nhận và có giải pháp thỏa đáng. Đó là: Phát triển đội ngũ giáo viên; xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tự chủ đại học; sửa đổi quy chế xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư…
Trước hết, cần phải khẳng định, đây đều là những vấn đề “nóng” của giáo dục. Và cũng phải thừa nhận rằng, chưa một vấn đề nào cho đến thời điểm hiện tại đã có được những giải pháp thỏa đáng, dù chỉ là tình thế. Đơn cử trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ giáo viên,a về tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cục bộ giáo viên hiện nay. Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn đang loay hoay với việc quy hoạch hệ thống các trường sư phạm và đầu vào ngành sư phạm ra sao khi thời gian qua để trấn an dư luận khi có quá nhiều ý kiến cho rằng việc sắp xếp chưa tốt đội ngũ giáo viên, kể cả phẩm chất, tư cách người thầy chính là giọt nước làm tràn ly những cung đột về quan hệ thầy-trò, phẩm chất người thầy, mà những sự vụ do báo giới, mạng truyền thông đăng tải vừa qua là những ví dụ điển hình.
Chưa dừng lại ở đội ngũ giáo viên, việc xây dựng chương trình sách giáo khoa phổ thông mới cũng đang khiến dư luận bất an với những nội dung được cho là đã tổng hợp được những kiến thức ưu việt của thế giới trên nền tảng kiến thúc chung của nền giáo dục trong nước. Tuy nhiên, nếu mổ sẻ từng cuốn sách giáo khoa vẫn còn những hạt sạn mà sách giáo khoa Ngữ Văn được cho là tồn tại nhiều bất cập, thậm chí là có phần phiến diện, khi chọn những tác phẩm văn học chưa đủ, chưa bao quát hết nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, yêu cầu hướng đến là giảm tải chương trình, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng, việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của các địa phương để triển khai chương trình sách giáo khoa mới cũng chưa đúng như kỳ vọng.

Hướng đến một thế hệ “công dân toàn cầu mang bản sắc Việt”.


Để có được một hệ thống giáo dục tốt, vấn đề tự chủ đại học, cũng đã được đặt ra tại phiên họp. Trên thực tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã tốn khá nhiều kinh phí để tổ chức các cuộc hội thảo, cho đến Luật giáo dục Đại học cũng đề cập trực tiếp đến quyền “tự chủ” của các trường đại học. Tại các cuộc hội thảo, điều khiến người ta tranh luận nhiều nhất là  các trường sẽ được “tự chủ” đến đâu? Và khi đã được tự chủ thì trách nhiệm của các trường thế nào đối với học viên, với xã hội?...
Hiện cả nước có 26 cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ. Nhiều cơ sở đã thực hiện kiểm định chất lượng, tham gia đánh giá xếp hạng quốc tế. Tuy nhiên để có cách hiểu đúng đắn, thống nhất về tự chủ đại học vẫn còn nhiều điều phải bàn. Trong đó, có những quan điểm cần xem xét các mức độ tự chủ khác nhau trong bối cảnh đất nước hiện nay trên các phương diện như tự chủ tài chính, cơ chế kiểm tra, giám sát, can thiệp của cơ quan chủ quản… để có thể khắc phục những hạn chế, yếu kém của tự chủ đại học hiện nay. Lấy ví dự gần nhất, dư luận xã hội hẳn còn nhớ rất rõ, trường hợp tự phong học hàm, học vị tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Nhiều giáo sự, Phó giáo sư đã được trường gắn cho câc thầy cô để “nâng” thương hiệu cho trường, thu hút học viên. Ngay lập tức Bộ chủ quản đã tuýt còi…và yêu cầu trường giải trình. Sau sự việc um xùm nói trên, cũng khiến không ít người ngẫm ngợi về sự rộng lớn trong cái quyền “tự chủ” mà Luật Giáo dục đang và sẽ trở thành hiện thực trong nay mai, vẫn cần những chế tài cụ thể để không đi lệch hướng. Việc công nhận, bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư có lẽ cũng vì vậy mà tránh khỏi những hạn chế, bất cập, gây nên sự hiểu lầm của dư luận  xã hội trong suốt thời gian qua về việc cét phong tặng các học hàm, học vị cao quý này.

Việt Nam là xã hội hiếu học. Và Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với thế giới, do đó mục tiêu của giáo dục là cho ra lò những công dân toàn cầu nhưng phải mang bản sắc văn hóa Việt Nam, hiểu biết lịch sử Việt Nam, chứ không phải là công dân toàn cầu của một xã hội thị trường không có lịch sử, văn hóa Việt Nam, nên trong chiến lược giáo dục mới, Thủ tướng cũng đã yêu cầu ngành giáo dục phải có những đột phá cụ thể về chất lượng đào tạo, sớm cung cấp những sản phẩm “vừa hồng, vừa chuyên” trong nền hành chính công. Tuyệt nhiên không để tình trạng “do không phấn đấu, không học tập, không xông pha trong công việc để rèn luyện, trưởng thành, chỉ bổn cũ chép lại, ngày hôm qua giống ngày hôm nay thì đất nước khó phát triển”. Do đó, phương pháp dạy và học cần thay đổi. Nội dung học là quan trọng nhưng phương pháp học, kỹ năng học và xử lý thông tin còn quan trọng hơn.

Trên tinh thần Chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và sẽ được ban hành trong tháng 6/2018 này. Hy vọng rằng những làn gió mới trong giáo dục sẽ sớm xuất hiện để mục tiêu “công dân toàn cầu mang bản sắc Việt” trở thành hiện thực.

 

 


Có thể bạn quan tâm