April 24, 2024, 11:17 am

Việt Nam trước thời khắc lịch sử CP TPP

 

Ngày 8/3, lễ ký kết hiệp định CPTPP sẽ diễn ra ở thủ đô Santiago của Chile. Đây được xem là hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng nhất và đáng chý ý nhất trong vòng 25 năm trở lại do đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ nhất sự đồng thuận trong nội khối CP TPP. Trước đó, Bản hiệp định TPP ban đầu được thống nhất vào tháng 10/2015 với 12 nước thành viên. Tuy nhiên, khi Mỹ bỏ rơi TPP, hiệp định này mất đi sự cân bằng dựa trên các nhượng bộ lẫn nhau của các thành viên. 11 quốc gia còn lại, không sẵn sàng ký kết trong bối cảnh tính chất hiệp định thay đổi do Mỹ rút lui, đã phải tái xây dựng lại trở thành hiệp định CP TPP.

 

Các thành viên của CP TPP-11 tạo nên thị trường khoảng 500 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa GDP đạt 12,4 nghìn tỷ USD, chiếm tới 13,5% GDP toàn cầu.  Ảnh Internet

Các thành viên của CP TPP-11 tạo nên thị trường khoảng 500 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa GDP đạt 12,4 nghìn tỷ USD, chiếm tới 13,5% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, so với một hiệp định TPP với sự tham gia của Mỹ, mức GDP này chưa bằng một nửa. Chính vì lẽ đó, người ta từng nghi ngờ TPP sẽ sụp đổ sau sự ra đi của Mỹ. Nhưng, Nhật Bản và các nước thành viên khác đã thành công khi hoàn tất quá trình tái đàm phán và cho ra mắt một thỏa thuận làm hài lòng cả 11 thành viên mà không cần tới sự tham gia của Mỹ, thành viên lãnh đạo thương mại thế giới trong hàng thập kỷ qua với sáng kiến tạm hoãn 20 điều khoản so với 8.000 trang tài liệu của thỏa thuận TPP. Theo Bộ trưởng tái thiết kinh tế Nhật Bản, việc “đóng băng” hay treo một số điều khoản của thoả thuận là biện pháp dễ nhất cho các nước vào lúc này để có thể tiếp tục triển khai. Ngoài ra CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ sau khi ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn.

Theo TS Nicolas Chapman, Nhật Bản vẫn kỳ vọng Mỹ sẽ quay lại với TPP vào một thời điểm nào đó trong tương lai. TPP-11 hay CPTPP nếu thành công, có thể chứng minh với Mỹ những lợi ích của việc gia nhập hiệp định này cũng như theo đuổi tự do thương mại.  Và quan trọng nhất, để đảm bảo hiệp định này thành công trong các vòng tiếp theo, “các quốc gia thành viên TPP phiên bản mới cần phải chú ý để khi đàm phán sửa đổi, hiệp định phải đảm bảo đóng góp cho sự tăng trưởng sáng tạo, bền vững và toàn diện”.

Và hôm nay, (8/3) thời khắc lịch sử đã đến khi CP TPP chính thức được ký kết, cho thấy, dù CP TPP-11 có ngay lập tức mang lại lợi ích kinh tế cho các nước thành viên hay không, hiệp định này cũng đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng từ 11 nước châu Á - Thái Bình Dương: Họ đủ mạnh mẽ để trở thành một khối tự do thương mại và nói "Không" với chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump. Đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy châu Á sẽ vươn lên, thay thế Mỹ, trở thành người lãnh đạo của thương mại tự do toàn cầu.  Đối với Việt Nam, với 11 thị trường mới sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp phải tính toán xây dựng một chiến lược tốt và sản phẩm tốt để từng bước thâm nhập thị trường khó tính,  Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ, hiện Chính phủ đang có những động thái quyết liệt trong cải cách thể chế, tạo hành lang pháp lý an toàn để doanh nghiệp Việt cũng như doanh nghiệp nước ngoài có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doạnh thuận lợi nhất, để người daan có thể tận hưởng những lợi ích từ CP TPP đem lại.  Hiểu rõ và nắm bắt tốt cơ hội của mình chính là yêu cầu bức thiết cho doanh nghiệp Việt Nam, và cao hơn nữa làChính phủ Việt Nam trước CP TPP.

 


Có thể bạn quan tâm