April 19, 2024, 12:35 pm

Trưng bày “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam”

 

Trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" sẽ diễn ra vào ngày 18-1 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).  Đây là sự kiện văn hóa chào mừng Xuân Nhâm Dần 2022, do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số nhà sưu tập tư nhân tổ chức.

Với hơn 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc, trưng bày “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” giới thiệu với công chúng nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam theo niên đại kết hợp loại hình.

Phần 1:  “Hổ trong nghệ thuật thời Đông Sơn” liên quan đến quan niệm kính sợ và tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này, có thể liên quan đến tín ngưỡng thờ vật tổ, vạn vật hữu linh. Sự tôn thờ này còn tồn tại khá phổ biến ở một số vùng, dân tộc đến ngày nay.

Phần 2:  “Hổ trong nghệ thuật 10 thế kỷ đầu công nguyên”. Hình tượng hổ thời kỳ này bắt đầu xuất hiện gắn với các quan niệm về Tứ tượng hay còn gọi là Tứ linh, Tứ Thần thú. Các thần thú này còn đại diện cho các khía cạnh khác như: 4 mùa trong năm, đức tính, nguyên tố trong tự nhiên, vị trí của các chòm sao trong thiên văn học thời cổ…

Phần thứ 3 được trưng bày là “Tượng hổ trong các lăng mộ thế kỷ 13 – 18”. Từ thời Trần (1225 - 1400), hổ xuất hiện với tạo hình khoẻ khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ...tạo nên những bức vẽ vô cùng đa dạng.

Trưng bày đón khách đến ngày 31-8-2022 .

VK


Có thể bạn quan tâm