March 29, 2024, 10:18 pm

Tôi nghiên cứu văn thơ Hồ Chủ tịch

 

Giáo sư Hà Minh Đức đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn thơ báo chí Hồ Chí Minh. Cho đến nay ông đã cho xuất bản các tác phẩm: Ch tich H Chí Minh nhà thơ lớn cúa dân tộc” (Nxb Khoa học Xã hội, 1979); “Văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Nxb Khoa học Xã hội, 1985); Báo chí H Chí Minh” (Nxb Chính trị Quốc gia 2000, 2005, 2008)… Mở rộng ra đến các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa; ông đã có các tác phẩm “H Chí Minh anh hùng dân tộc và tầm thời đại của Ngưi (Nxb Chính trị Quốc gia 2014-2017), Hồ Chí Minh, cẩm nang của cách mạng Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)… Tất cả đều là chuyên luận. Riêng về tuyển văn thơ, ông còn có các cuốn tp hợp những bài viết về lý luận, bình luận thơ văn của Người trong cun Văn thơ Hồ Chí Minh (Nxb Khoa học xã hội, 2000); và góp phần biên soạn cuốn Hồ Chí Minh, thơ ttuyệt (Nxb Giáo dục, 2007).

Nhân dip chuẩn bị kỷ niệm 130 năm sinh của Hồ Chủ tịch, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giáo sư xung quanh việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh của ông.

* Xin Giáo sư cho biết khởi đầu cho việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chi Minh, trước hết là cuốn Chủ tich Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc (1979)

- Trong quá trình nghiên cứu lý luận Văn học cách mạng và Văn thơ Việt Nam hiện đại, tôi đặc biệt quan tâm đến văn thơ Hồ Chí Minh. Khi tác phẩm Nhật ký trong tù được Viện Văn học cho dịch và giới thiệu, lòng yêu thích càng lăng lên và ao ước có một ngày được tham gia và đóng góp phần nhỏ của mình. Khởi đầu tôi viết những bài với đề tài gần gũi về Bác, như Những bài thơ của Hồ Chủ tịch viết vê tui th; Thơ Chúc mừng năm mới của HChủ tịch, Thơ tứ tuyệt của H Chủ tich

Dần dà tôi muốn viết một cuốn sách về thơ Hồ Chủ tịch với tư cách nhà thơ lớn của dân tộc. Năm 1976 tôi trình bày ý định ấy với đồng chí Phạm Hựu, Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Ông cười và bảo tôi “Tôi hoan nghênh ý định ấy. Nhưng anh còn gì để viết sau những bài đã rất hay của các giáo sư Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, các nhà thơ Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi?…” Tôi thưa lại: “Các bài viết của các thấy, các nhà văn nhà thơ rất hay, nhưng thường chỉ trung vào Nhật ký trong tù và ngay với tác phẩm này cũng còn nhiều chỗ trống cần nghiên cứu, như sự đanh giá của nước ngoài với thơ của Bác, cần khảo cứu kỹ hành trình của thơ và những căn cứ thực trong quá trình Người bi áp giải qua nhiều huyện ở Quảng Tây, Trung Quốc; Ảnh hưởng của thơ dân gian, thơ nước ngoài đến Nhật ký trong tù… Thơ Người viết sau Cách mạng cũng là một phần quan trọng phải nghiên cứu…”

 Giám đốc Phạm Hựu lắng nghe, lát sau ông bảo tôi: Anh làm cho tôi một đề cương chi tiết rồi sẽ luận bản sau.

Tôi làm đề cương nộp cho Nhà xuất bản và được nhận. Nhà thơ Hoàng Trung Thông là người đọc duyệt bản thảo của tôi, và đến năm 1979 thì tác phẩm được ấn hành.

 

* Giáo Sư cho biết về những cuốn tiếp theo?

- Trong thời kỳ này tôi có dịp gần gũi và thụ giáo Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn. Ông kể chuyện cho tôi nghe nững câu chuyện về Bác Hồ ở Việt Bắc. Ông là người được gần gũi với bác, được gọi Bác Hồ là anh và xưng em. Ông bảo tôi: "Chú nên nghiên cứu văn. Văn ông già rất hay”. Tôi nhờ thấy Nguyễn Khánh Toàn chỉ bảo cho một số  ý. Rồi sau đó bắt tay vào công việc. Về văn, Bác viết nhiều loại chính luận, tiếu phẩm, kể chuyện, truyện ngắn, bút ký… Loại nào cũng thành công, và gây ấn tượng. Có người cho văn chính luận của Ngựời là hay nhất. Có người lại xem tiểu phẩm là thành công hơn cả. Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói vui “Chỉ cần xin Bác một truyện ngắn và hai ba bài thơ là đã có một vốn Văn chương rồi…”. Cái khó của việc này là phải phân biệt chính xác ranh giới thể loại văn xuôi. Tôi dạy học ở phần này nên cũng thuận lợi.

Thầy Nguyễn Khánh Toàn viết cho tôi lời giới thiệu. Tôi cảm động và biết ơn thầy. Tuổi thày đã cao, trách nhiệm lại nặng nề mà vẫn còn dành thời gian viết lời giới thiệu sách cho tôi. Hôm nay đọc lại bài viết của thầy, lại nhớ đến thầy và những lời dạy bảo khi được gần thầy…

Năm 1990 tôi được nhà trường phân công sang phụ trách Khoa Báo chí mới thành lập. Ngoài việc giảng dạy, tôi nghĩ ngay đến đề tài Báo chí Hồ Chí Minh. Một vấn đề khó, quan trọng mà tôi phải nỗ lực để làm. Lúc này đã có một công trình về báo chí Hồ Chí Minh của anh Nguyễn Thành, rất công phu và khoa học. Tuy nhiên anh Thành nghiên cứu theo biên niên sử, năm tháng xuất hiện và thời điểm của các tờ báo. Tôi không thể lập lại, phải nghiên cứu theo hướng khác.

Tôi đọc kỹ lại Toàn tập H Chí Minh, thu thập ý kiến của các nhà báo, nhà văn trong và ngoài nước nhận xét về báo chí của Người. Cấu trúc tác phẩm Báo chí Hồ Chí Minh của tôi, ngoài việc trình bày các chặng đường hoạt động báo chí gắn với các chặng đường cách mạng, tác phẩm đi sâu vào các phần:

1. Báo chí Hồ Chí Minh với chất liệu phong phú của hiện thực cách mạng

2. Báo chí Hồ Chí Minh với chiều sâu văn hóa của những trang viết

3. Bản sắc về dấu ấn độc đáo của chủ thể sáng tạo

4. Sự phong phú của sắc điệu ngôn ngữ và đa dạng của các loại hình báo chí

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in và tái bản nhiều lần. Được nhận Giải thưởng về lý luận phê bình của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009 và được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Năm 1990 UNESCO tôn vinh Chủ tich Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, một vinh dự lớn với lãnh tụ và nhân dân Việt Nam.

Từ lúc lên đường tìm đường cứu nước đến khi trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam 30 năm, Người hoạt động ở nước ngoài gián tiếp, trực tiếp cho phong trào cách mạng Việt Nam. Vào Đảng Cộng sản Pháp ở Đại hội Tour năm 1920, hoạt động ở Quốc tế Cộng sản cho đến việc thành lộp Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) tổ chức đào tạo cán bộ của cách mạng Việt Nam ở Quảng, Châu Trung Quốc. Người cũng cho xuất bản nhiều tờ báo cách mạng như Người cũng khổ và báo Thanh Niên, cho ra đời một số tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mênh... Hồ Chủ tịch là người chiến sĩ cách mạng mang tầm thời đại, nhà báo, nhà văn, nhà chính trị… toàn tài. Trong những lần đi công tác ở nước ngoai, tôi đã được gặp, được quan sát lắng nghe nhiều ý kiến ca ngợi sự nghiệp Cách mang, nhân cách, trí tuệ của Hồ Chí Minh. Tại cuộc hội thảo của trường Đại học Ha-vớt ,Mỹ, năm 1982 về đề tài Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thể chiến (1914-1945). Giáo sư Phan Cự Đệ và tôi có tham dự ở đây. Chúng tôi đã gặp nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu người Mỹ về Việt Nam. Giáo sư Duker, tác giả cuốn Ho Chi Minh a life, giáo sư Bou da ren, đều là những người có nhiều trang viết về Hồ Chí Minh với tinh thần trân trọng. Trong cuộc hội thảo Euro Vien 5 tại Nga năm 2002 cũng có nhiều nhà nghiên cứu về Việt Nam, về Hồ Chí Minh. Trường Đại học Tổng hợp Saint Petesburg có một khoa nghiên cứu về Hồ Chủ tịch. Với tinh thần đó, tôi viết cuốn Hồ Chí Minh anh hùng dân tộc và tầm nhìn thời đại của Người. Đề tài hấp dẫn và khó, phải nghiên cứu nhiều sự kiện trong và ngoài nước. Tôi đã hoàn thành và cuốn sách được Giài A cuộc thi viết về Bác của Ban Tuyên giáo Trung ương. Cuốn sách có may mắn được một số cụ ở Câu lạc bộ Thăng Long đón nhận và muốn phổ biến rộng trong Câu lạc bộ. Ý định đó cũng được Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ủng hộ, và vì vậy cuốn sách được tái bản năm 2017 nguyên khổ 415 trang với số lượng 1.433 cuốn tặng cho mỗi cụ một cuốn.

Thật sự là niềm vui và khích lệ với tác giả. Nghiên cứu về tác phẩm Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy Người chỉ đạo và viết nhiều về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, về đội ngũ thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi... thậm chí có cả bài viết hay về nấu ăn… Tôi nảy sinh ý định viết tác phẩm H Chí Minh, cẩm nang của cách mạng Việt Nam và bắt tay vào thực hiện dự định này. Cuốn sách dày dặn này sau được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia xuất bản vào năm 2014.

 

* Xin Giáo sư cho biết ý định của mình về việc tiếp tục hướng nghiên cứu quan trọng này.

- Nghiên cứu văn thơ Hồ Chí Minh cũng như các đề tài khác, tôi luôn trân trọng và say mê, đặc biệt là với các trang viết của Người. Khép lại hành trình nghiên cứu về tác phẩm Hồ Chí Minh, tôi đang tìm tòi nghiên cứu đề tài Đối thoại H Chí Minh với nhân dân, ngoại giao và báo chí. Đối thoại là một hoạt động phong phú trong nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, nghệt huật. Đối thoại Hồ Chí Minh đặc biệt phong phú, hấp dẫn, giàu chất tư duy trong những trường hợp khó ứng Xử. Trong lời tựa cuốn Trả lời các nhà báo, ông Vũ Khang nhận xét “Qua 107 lần trả lời các nhà báo. Có thể nói hiếm nhà lãnh đạo cách mạng nào trên thế giới dành mối quan tâm lớn như vây đổi với mặt trận báo chí truyền thông” (Trả lời các nhà báo Nxb Chính trị Quốc gia, 2015).

Tôi mong hoàn thành được cuốn sách nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác (2020), một niềm vui, một món quả nhỏ nhưng mang ý nghĩa tinh thần để dâng lên Người.

 

* Xin cảm ơn Giáo sư về những chia sẻ này. Chúc ông sức khỏe và thành công

Vân Trang thực hiện

Nguồn Văn nghệ số 17+18/2019

 


Có thể bạn quan tâm