March 29, 2024, 3:13 pm

Tọa đàm trực tuyến về Bộ sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 nhóm Cánh Diều

Bộ  sách giáo khoa của nhòm “Cánh Diều” có đầy đủ sách các môn học. Trong đó, SGK lớp 2 có 11 quyển, SGK lớp 6 có 14 quyển. Ngoài sách giấy, bộ “Cánh Diều” có bản điện tử và thiết bị dạy học nhằm hỗ trợ giáo viên, học sinh trong quá trình dạy và học. Đây cũng là Bộ sách đầu tiên được biến soạn theo hình thức xã hội hóa.

 

Cánh diều là bộ SGK duy nhất được biên soạn bằng hình thức XHH tại Việt Nam. Ảnh : PV

Từ tháng 6-2020 đến tháng 12-2020, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 do 5 nhà xuất bản (ngoài 4 đơn vị xuất bản kể trên, có thêm Nhà Xuất bản Đại học Vinh) gửi hồ sơ đề nghị thẩm định. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhà xuất bản phối hợp với Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phổ tổ chức giới thiệu sách giáo khoa bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức trên tại các đơn vị cấp tỉnh; thời gian hoàn thành trước ngày 10-3. Việc bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31-7-2021 và đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ sách giáo khoa tại địa bàn tỉnh, thành phố

Trước đó, ngày 10-2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ ký Quyết định phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. 4 đơn vị xuất bản, gồm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đây đều là những đơn vị có kinh nghiệm trong biên soạn sách và có sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ sách giáo khoa “Cánh Diều”, do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (thuộc Trường Đại học sư phạm Hà Nội) phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây được xem là bộ sách giáo khoa duy nhất được biên soạn bằng hình thức xã hội hóa tại Việt Nam

Chia sẻ về những áp lực trong biên soạn Bộ sách giáo khoa Cánh Diều, tại buổi tọa đàm, PGS, TS  Đỗ Ngọc Thống; PGS,TS  Mai Sỹ Tuấn  cho rằng trong quá trình viết, biên tập sách giáo khoa, nhóm luôn chủ trương " đưa bài học vào cuộc sống", nhằm đáp ứng thực tế sinh động, phù hợp lứa tuổi đồng thời cung cấp vốn văn hóa, văn học dân tộc cho các em học sinh. Cụ thể, lấy ví dụ trong Văn học, sau mỗi văn bản nhóm biên soạn chú trọng đưa ra những tình huống trong giao tiếp hay có những câu hỏi liên quan đến văn bản đòi hỏi học sinh phải bày tỏ quan điểm của mình trước tác phẩm...

Đối với những môn học được tích hợp, TS Nguyễn Văn Ninh, PGS,TS Mai Sỹ Tuấn - đồng chủ biên các cuốn sách đã  nói rõ hơn về vấn đề tích hợp, phối hợp kiến thức hai môn học độc lập Lịch sử và Địa Lý; Khoa học tự nhiên, trên tinh thần khoa học, bám sát nội dung, yêu cầu của từng môn học để tích hợp, không chỉ giúp khơi nguồn sáng tạo của học sinh mà còn của chính người dạy nhằm đạt yêu cầu đổi mới giáo dục. Chia sẻ những khó khăn của giáo viên khi đang dạy môn độc lập chuyển sang dạy môn tích hợp, nhóm biên soạn khẳng định quá trình biên soạn đã chú trọng đến mức độ tích hợp để phù hợp với trình độ của giáo viên và không ảnh hưởng đến công ăn việc làm của giáo viên. Đồng thời khẳng định, đối với sách Cánh diều, đòi hỏi thầy cô phải tự tích lũy kiến thức, vận dụng kiến thức và thực tiễn để dạy học. 

Kế thừa những ưu điểm của Bộ sách Cánh diều lớp 1, nhóm biên soạn tiếp tục cải tiến phương pháp biên soạn sách, chuyển từ dạy học nhồi nhét  nội dung sang giảm tải nội dung, phân bố hợp lý kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa nhằm hỗ trợ tốt nhất đến quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh, từ đó thay đổi việc đánh giá học sinh.  

Cũng trong buổi tọa đàm, chia sẻ về sự minh bạch trong lựa chọn sách giao khoa, làm sao để đảm bảo sự công bằng giữa các bộ sách, đảm bảo quyền lợi của người dạy và học, các diễn giả tham dự tọa đàm đều cho rằng, việc lựa chọn sách giáo khoa do giáo viêm, nhà trường lựa chọn theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Từ năm 2021, quyền chọn lựa SGK sẽ chuyển giao cho lãnh đạo các địa phương, theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Trả lời cho những lo lắng của  phụ huynh và giáo viên về sự thay đổi trong lựa chọn sách giáo khoa như:  năm trước vừa chọn được sách nhưng rất có thể năm sau lại thay đổi, dẫn đến những xáo trộn, gây lãng phí ? . Các diễn giả cũng khẳng định, việc biên soạn sách tuân thủ quy định cấu trúc bài học trong SGK mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo, bao gồm 4 thành phần cơ bản: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, và vận dụng. Các SGK đều phải đảm bảo yêu cầu này. Do đó, khi học sách này, sau đó có chuyển sang học sách khác, học sinh cũng như giáo viên cũng sẽ  không gặp khó khăn.

 

 

PV


Có thể bạn quan tâm