April 26, 2024, 6:20 am

Toạ đàm " Dó Việt xưa - nay"

 

Sáng ngày 4/5 Trung tâm Quản lý văn hoá phổ cổ Hà Nội đã tổ chức toạ đàm “ Dó Việt xưa – nay”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hoá chào mừng kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2019).  Cuộc toạ đàm có sự tham gia của các chuyện gia nghiên cứu văn hoá, lịch sử, đại diện Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề, các hoạ sĩ và đại diện lãnh đạo Ban quản lý văn hoá phố cổ Hà Nội

 

Các đại biểu tham dự toạ đàm " Dó Việt xưa- nay"

Tại buổi toạ đàm, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân làng nghề và các hoạ sĩ đã cùng nhìn lại quá trình ra đời và phát triển của 11 sản phẩm giấy dó các loại của Việt Nam,. Theo tài liệu  còn được các làng nghề và Viện sử học Việt Nam lưu giữ, nghề làm giấy dó của người Việt ra đời từ rất lâu và cung cấp giấy cho nhiều nhu cầu khác nhau trong xã hội Việt xưa, đặc biệt là in ấn kinh sách, viết chữ Hán, Nôm, in tranh dân gian, dùng làm sắc phong trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hiện nay, giấy dó truyền thống phần nào bị lấn át bởi các loại giấy khác. Thế nhưng trong những năm gần đấy, giấy dó bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong mỹ thuật và dần lấy lại được vị thế trong văn hóa truyền thống của người Việt.

 Bởi vậy, toạ đàm  “ Dó Việt xưa- nay”, giống như một điểm nhấn trong hành trình tìm lại những giá trị xưa cũ do cha ông để lại. Đồng thời góp một tiếng nói cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tôn vinh loại chất liệu truyền thống vốn là di sản quốc gia hiện nay.

Trước đó, triển lãm : Dó Việt xưa- nay cũng đã được khai mạc tại Đình Kim Ngân (số 42 - 44 Hàng Bạc), Hà Nôi.

PV


Có thể bạn quan tâm