April 24, 2024, 4:18 pm

Sách viết về phân biệt chủng tộc, dẫn đầu bảng xếp hạng best-sellers tại Mỹ

 

Bảng xếp hạng best-sellers (sách bán chạy) từ lâu vẫn được cho là sự phản ánh tương đối chính xác về mối quan tâm của xã hội trong trong những giai đoạn nhất định.  Đặc biệt tại Mỹ, người Mỹ không chỉ biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc, cái chết của người đàn ông da đen George Floyd còn khiến người Mỹ đổ xô đi đọc sách về sắc tộc.

 

Chỉ vài tuần trước, The great influenza (Đại dịch cúm) của tác giả John M. Barry và Station Eleven (Ga số 11) của nhà văn Emily St. John Mandel vẫn còn dẫn đầu danh sách những đầu sách phi hư cấu bán chạy nhất, thì mới đây người đọc Mỹ đã nhanh chóng đổ dồn sự chú ý sang vấn đề phân biệt chủng tộc khi phong trào đấu tranh “Black Lives Matter” bùng nổ và lan rộng khắp nước Mỹ \ sau cái chết của George Floyd.. Theo thống kê ngày 11/6  của tờ New York Times  có tới 9/10 tựa sách có mặt trong danh sách phi hư cấu bán chạy nhất (bao gồm cả ebook lẫn sách in) có nội dung liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc nói riêng và về chủng tộc nói chung.

Cụ thể, đứng đầu danh sách là White fragility (Sự mong manh của người da trắng). Cuốn sách xuất bản năm 2018 của tác giả Robin DiAngelo đi sâu vào phân tích khía cạnh lịch sử và văn hóa, từ đó chỉ ra những ngộ nhận về sắc tộc, nguyên nhân tại sao người da trắng luôn cảm thấy khó khăn và cảm thấy cần phải đề phòng khi nói về vấn đề phân biệt chủng tộc.

White fragility" của Robin DiAngelo đang dẫn đầu top sách phi hư cấu bán chạy nhất tuần qua. Ảnh: The Guardian.

Trong khi đó, So you want to talk about race (Trò chuyện về sắc tộc),  của Ijeoma Oluo lại bàn luận về những vấn đề nổi cộm liên quan đến sắc tộc như sự phức tạp trong việc phân bố của các chủng tộc, đặc quyền của người da trắng hay phong trào “Black Lives Matter”.

Đỉnh điểm lên án nạn phân biệt chủng tốc, phải kể đến How to be an antiracist (Làm thế nào để chống lại nạn phân biệt chủng tộc) - cuốn tự truyện của tác giả Ibram X. Kendi - không chỉ vén bức màn bí ẩn về nạ phân biệt chủng tộc mà còn đề xuất những cách tiếp cận mới đối với việc nhìn nhận nhân dạng của bản thân và những người xung quanh mà còn khiến người đọc suy ngẫm và hình dung về một xã hội không phân biệt chủng tộc cũng như cách mà chúng ta có thể trở thành một phần của quá trình biến đổi xã hội đó.

Bẩy cuốn sách còn lại trong top 10 là Me and white supremacy (tạm dịch: Tôi và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng) - Layla F. Saad; The new Jim Crow - Michelle Alexander; The color of law (Sắc màu luật pháp) - Richard Rothstein; Between the world and me (Giữa thế giới và tôi) - Ta-Nehisi Coates; Untamed (Không thể thuần hóa) - Glennon Doyle; Stamped from the beginning (Đóng dấu từ khi sinh ra) - Ibram X. Kendi và Just mercy (Nhân từ với quỷ dữ) - Tác giả Bryan Stevenson ... đều góp phần khẳng định, không chỉ xu hướng sách về sắc tộc trở nên phổ biến mà còn cho thấy nhiều người quan tâm và ủng hộ phong trào “Black Lives Matter” . Người Mỹ đã và  đang thực sự nghiêm túc tìm hiểu và trang bị kiến thức cẩn thận trước khi có hành động ủng hộ cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc này.

Nguyễn Phương ( tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm