April 20, 2024, 7:01 pm

Ra mắt cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Thomas Mann

Sau một loạt các tác phẩm Gia đình Buddenbrook, Chết ở Venice Núi thần, độc giả Việt Nam lại được gặp gỡ với nhà văn Đức Thomas Mann trong tác phẩm cuối đời của ông - "Lời thú nhận của tay lừa đảo Felix Krull. " Đây được coi là cuốn sách lột tả chi tiết  bức tranh  châu Âu cuối thế kỷ 19, một câu chuyện hài hước với văn phong mượt mà uyển chuyển, mang nhiều suy tư triết lý.

 

Ảnh Internet

"Lời thú nhận của tay lừa đảo Felix Krull. "  dẫn dắt người đọc đi cùng Felix Krull, từ một cậu bé sinh ra trong một gia đình trung lưu sung túc miền Rhine nước Đức. Sau khi người cha tán gia bại sản và tự sát, cậu sống trong cảnh nghèo khó với mẹ, nhưng vẫn luôn nuôi mộng về một cuộc sống xa hoa. Felix đã lừa các bác sĩ quân y để trốn đi nghĩa vụ quân sự. Rồi,Felix Krull lần lượt trải qua khá nhiều  công việc như, chạy buồng thang máy và bồi bàn ở một khách sạn sang trọng ở Paris, nhờ vẻ bề ngoài đẹp như nam thần Hy Lạp, cậu kiếm được bộn tiền từ những quý bà khát tình. Sau đó, Felix có bước ngoặc cuộc đời, cú lừa đảo lớn nhất, khi cậu giả danh một hầu tước trẻ Luxembourg làm chuyến du lịch vòng quanh thế giới, trong khi vị hầu tước ở lại Paris với người tình. Felix tới Lisbon trong lộ trình đi tới Nam Mỹ, và ở đây, cậu có những khám phá kiến thức và lạc thú xa hoa.

Nhân vật Felix Krull được giới thiệu lần đầu trong một truyện ngắn của Thomas Mann năm 1901 nhưng mãi đến năm 1936 mới được xuất bản trong tập Truyện ba thập kỷ, tập hợp các truyện ông viết từ năm 1896 đến 1929. Cuốn sách là bức tranh chi tiết về châu Âu cuối thế kỷ 19, một câu chuyện hài hước với văn phong mượt mà uyển chuyển, mang nhiều suy tư triết lý đậm chất Thomas Mann. "Một cơn cuồng phong sức mạnh hoang sơ nguyên thuỷ đưa tôi vào xứ sở mê ly. Và dồn dập hơn, cao hơn cả những đợt sóng khi xem nghi lễ Iberia đẫm máu, là nhịp thổn thức phập phồng lên xuống của bộ ngực vương giả dưới những vuốt ve nóng bỏng của tôi".

homas Mann (1875-1955) được coi là nhà văn lớn nhất của nước Đức thế kỷ 20. Sự nghiệp văn chương của Thomas Mann bắt đầu với truyện ngắn đầu tay Ngài Friedemann bé nhỏ (1899) ông viết cho tờ tạp chí Simplicissimus.

Thế chiến thứ nhất đã khiến nhà văn bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Ông viết tập ký 600 trang Những suy ngẫm ngoài chính trị (1918) trong thời gian này. Sau chiến tranh, ông trở lại với văn học nghệ thuật, hoàn thành một trong những đỉnh cao sáng tác của mình là Núi thần (1924).

Năm 1929, ông nhận giải Nobel Văn học, chủ yếu nhờ bộ tiểu thuyết vĩ đại Gia đình Buddenbrook. Với những đóng góp cho nền văn học Đức nói riêng và văn học thế giới nói chung, Thomas Mann cũng được đề cử cho giải Nobel thứ hai vào năm 1948.

Những phác thảo đầu tiên của tác phẩm này hình thành trong khoảng thời gian từ 1910-1913 và được xuất bản rải rác từ năm 1911, năm 1922 được tập hợp lại thành nhiều mẩu chuyện dưới cái tên Lời thú nhận của tay lừa đảo Felix Frull: Thời thơ ấu. Năm 1937 một phần thứ hai cho tới chương tuyển quân ở Quyển hai được ra mắt công chúng cũng dưới dạng các mẩu chuyện.

Ảnh internet

Gia đình Buddenbrook, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Thomas Mann, xuất bản năm 1901 khi nhà văn mới 26 tuổi, nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học và mang về cho tác giả giải Nobel Văn chương năm 1929. Năm 1913, Chết ở Venice được xuất bản, cùng với Tonio Kroger (1903), được coi là những tác phẩm xuất sắc nhất thuộc thể loại tiểu thuyết ngắn.

Sau một thời gian dài gián đoạn và nhiều lần thử nối lại việc viết lách không có kết quả, tháng 12/1950, Thomas Mann thực sự bắt tay viết tiếp Lời thú nhận của tay lừa đảo Felix Frull và tác phẩm được ra mắt độc giả vào tháng 9/1954.

Tiếc thay, Lời thú nhận của tay lừa đảo Felix Frull chỉ có phần một, tác phẩm này mãi mãi dang dở và không có đoạn kết. Ngày 12/8/1955, Thomas Mann qua đời vì chứng xơ vữa động mạch và độc giả không bao giờ có thể biết kết cục cuối cùng của chàng Felix Krull hào hoa, phong nhã.

Lan Thảo (tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm