April 24, 2024, 11:23 am

Quốc hội sẽ họp trực tuyến, đại biểu không chất vấn tại Hội trường

 

Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 175 ngày rưỡi. Trong đó, đợt 1 tiến hành 8 ngày rưỡi -  bắt đầu ngày 20.5 (khai mạc kỳ họp) và kết thúc sáng ngày 30.5; đợt 2 tiến hành 9 ngày bắt đầu ngày 10.6 và kết thúc ngày 19.6 (bế mạc kỳ họp)..

Theo đó, đại biểu tại 63 điểm cầu đăng ký phát biểu qua đường dây nóng và qua phần mềm trên thiết bị di động. Biểu quyết qua phần mềm, kết quả thể hiện trên màn hình phòng Diên Hồng. Do đợt 1 không có họp tổ nên thời gian dành cho thảo luận hội trường cũng sẽ được tăng lên. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với việc bố trí họp 2 đợt, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần cân nhắc diễn biến dịch bệnh trong tháng 6 để sẽ xem xét thời điểm họp tập trung.

Liên quan đến tiếp xúc cử tri, vừa qua Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng có hướng dẫn, tuỳ tình hình thực tế các địa phương, đại biểu có thể qua nhiều kênh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của cử tri. Trong tình hình dịch bệnh mà tổ chức tiếp xúc tập trung hàng trăm người là vấn đề phải cân nhắc.

Dự kiến, trong chương trình kỳ họp 9 sẽ không có nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trên Hội trường. Thay vào đó, các đại biểu sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ bằng văn bản.

Trước đó, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị chuẩn bị tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung để tạo sự chủ động cho việc chuẩn bị kỳ họp. Việc áp dụng hình thức họp trực tuyến sẽ là một bước tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quốc hội, tiến tới Quốc hội điện tử; đồng thời cũng là cách thức để Quốc hội có thể xem xét, quyết định kịp thời (phản ứng nhanh) những vấn đề cấp thiết do thực tiễn đặt ra. 

Về nội dung và thời gian Kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề nghị của Chính phủ dự kiến điều chỉnh nội dung kỳ họp theo hướng bổ sung 04 nội dung: Dự án Luật Cư trú (sửa đổi); các dự thảo Nghị quyết về: phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); việc gia nhập Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957. Đồng thời rút 05 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); chất vấn và trả lời chất vấn; Báo cáo về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2019 (Chính phủ đề nghị chuyển sang kỳ họp thứ 10); Báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2017 (Chính phủ đề nghị chuyển sang năm 2021).

Đối với 02 nội dung do Chính phủ đề nghị bổ sung (dự thảo Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp), sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sẽ xem xét bố trí thảo luận vào cuối đợt 1 của Kỳ họp và xem xét thông qua vào đợt 2 của Kỳ họp.

VN

 

Có thể bạn quan tâm