April 23, 2024, 10:02 pm

Pháp Luật sẽ trả lại công bằng...

 

Họa sĩ Thành Chương đã chính thức làm đơn tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội làm hàng giả, xâm phạm bản quyền tác giả trong vụ tác phẩm "Chân dung cô Kim Anh" do ông sáng tác đã bị gán tên mới là "Trừu tượng" và "ký tên" danh họa Tạ Tỵ, tại triển lãm "Những tác phấm từ Châu Âu về " của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung.

 

Bức tranh đang là đỉnh điểm của sự tranh cãi về vấn đề bản quyền...  

Tai đơn, họa sĩ Thành Chương tố cáo tác phẩm "Chân dung cô Kim Anh" do ông sáng tác đã bị gán tên mới là "Trừu tượng" và "ký tên" danh họa Tạ Tỵ. Trong đơn, họa sĩ viện dẫn các quy định của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành "để tố cáo hành vi thể hiện dấu hiệu làm tranh giả và xâm phạm quyền tác giả đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10- 21/7/2016". Họa sĩ Thành Chương đã gửi đơn tới 9 cơ quan chức năng liên quan tới vụ việc.

Trước đó, ngày 19-7, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã diễn ra cuộc họp thẩm định, xem xét đánh giá giá trị của các tác phẩm mỹ thuật trong khuôn khổ triển lãm “Những tác phẩm từ châu Âu về” của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, hiện đang được triển lãm tại bảo tàng.

Cuộc họp không công khai của hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia uy tín của mỹ thuật Việt Nam, đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật TPHCM, có sự tham dự của ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ VH-TT-DL.

Sau cuộc họp, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đã có thông cáo gửi lời xin lỗi đến công chúng, trong đó nêu rõ “15 tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại bảo tàng không phải là bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện”. Nghĩa là có đến 15 trong tổng số 17 tác phẩm trong bộ sưu tập này là tranh giả. Ngoài ra, hai bức còn lại là Trừu tượng (ký tên Tạ Tỵ 52) và bức ký tên Nguyễn Sỹ Ngọc được kết luận là tác phẩm mạo danh tác giả. Riêng bức Trừu tượng được họa sĩ Thành Chương khẳng định chính ông là tác giả của tác phẩm này. Theo họa sĩ Thành Chương, Trừu tượng được ông vẽ khoảng năm 1970-1971, thể hiện chân dung một người bạn gái cũng là một nữ họa sĩ, bằng ngôn ngữ hội họa lập thể. Bức này sau đó có thể được bán tại một cửa hàng ở Hà Nội và ông không hiểu bằng cách nào tác phẩm đã lọt vào bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung, lại được ký tên Tạ Tỵ, và còn được ghi vẽ tận năm 1952.

Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cho biết hiện đang tiến hành các thủ tục đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền tạm giữ toàn bộ 17 tác phẩm thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra.

Còn với họa sĩ Thành Chương, ông xem đây là một tai nạn không mong muốn. "Bức tranh của tôi bị xâm phạm trắng trợn. Theo tôi, lý do chỉ bởi lợi nhuận. Vì, tranh của họa sĩ Tạ Tỵ đắt giá hơn tranh của tôi". Họa sĩ Thành Chương cho biết

“Nhưng sự không may của tôi lại là cơ may của cả nền mỹ thuật. Anh em nói đó là cơ hội nghìn năm có một. Vì, đây là một vụ việc cụ thể với nhân chứng, vật chứng rất đầy đủ chính xác để các cơ quan chức năng vào cuộc. Từ đó, chúng ta có thể lật ngược lại những vụ việc để lấy lại sự trong sạch, giá trị đích thực và hình ảnh của hội họa Việt", họa sĩ Thành Chương khẳng định..

Còn đứng trên góc độ người quản lý, Họa sĩ Vi Kiến Thành (Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) cho biết: Hiện tại, chúng ta cũng chưa xác định rõ ông Vũ Xuân Chung là đồng lõa hay nạn nhân trong câu chuyện này. Nhưng kể cả khi có kết luận chính thức về vai trò của nhà sưu tập này thì vụ việc lại còn liên quan tới ông Jean Francois Hubert tại Pháp nữa, nghĩa là chưa thể khép lại.

Cá nhân tôi nghĩ, với sự phức tạp như vậy, rất có thể đây là vụ việc liên quan tới một đường xây xuyên quốc gia trong lĩnh vực làm tranh giả, Bởi vậy, nếu cần chúng ta nên mời Interpol cùng tham gia, nếu không giải quyết được thuần túy ở góc độ trong nước.

------------

Chắc chắn chỉ trong một thời gian ngắn, thật - giả, trắng- đen sẽ được đưa ra ánh sáng, và câu trả lời cũng sẽ là lời cáo chung cho vấn nạn ăn cắp bản quyền vốn nhức nhối trong giới mỹ thuật hiện nay.

PV tổng hợp


Có thể bạn quan tâm