April 20, 2024, 11:22 am

Phải học, phải tìm may ra có được cái mới

 

Nhà văn Quách Liêu sinh 1943, quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc, vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998, viết nhiều thể loại. Những trang viết của anh phản ánh cuộc sống nhiều vùng miền, thành công nhất là văn xuôi viết cho thiếu nhi vùng cao Tây Bắc. Anh từng được trao giải B (không có giải A) trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, giải thưởng của NXB Kim Đồng, Báo Thiều Niên Tiền Phong, Huy chương bạc Hội diễn Chuyên nghiệp toàn quốc… Đầu năm 2018, anh cho ra mắt sách QUÁCH LIÊU TÁC PHẨM CHỌN LỌC (NXB Hội Nhà văn, dày gần 700 trang, khổ lớn). Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa nhà văn Quách Liêu và nhà thơ Phạm Đình Ân.

 

Nhà văn Quách Liêu sinh 1943, quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc, vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998

                                                                                  

* Phạm Đình Ân: Trước hết, chúc mừng anh. Tuổi cao rồi mà ra sách dày, đẹp thế…

   - Quách Liêu: Tôi vẫn đi và viết, nhưng chậm hơn vì sức khỏe, trí tưởng tượng không được như trước. Phải học, phải tìm, may ra có được cái mới. Theo sở thích, tôi sẽ tiếp tục viết cho thiếu nhi và người lớn, địa bàn vẫn là Tây Bắc .

 

         * Chùm thơ cho nhi đồng trong tuyển này khá hay, sao anh không tiếp tục mà lại viết nhiều văn xuôi và kịch?

       - Từ ngày ra trường, tôi đến các bản vùng cao chiếu phim đèn chiếu, sau rồi làm công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng. Tây Bắc núi non hùng vĩ, con người thân thiện, mạnh mẽ, cho tôi nhiều cảm hứng. Thời kỳ đầu tôi làm thơ, rồi sau viết truyện, viết kịch là chính. Theo thời gian, tôi thấy truyện và kịch chứa được nhiều điều mình muốn nói, cho nên chuyên về hai thể loại này. 

     Việc thiếu những hoạt động sân khấu cho thiếu nhi không chỉ là thiệt thòi cho các em, về hưởng thụ nghệ thuật mà còn tước đi của các em một công cụ quan trọng trong việc học làm người. Vì diễn kịch là cách tốt nhất để học phân thân (đặt mình vào hoàn cảnh người khác, đóng giả người khác) qua đó biết mình, biết người, để hiểu nhau, hợp tác với nhau tốt hơn.

    

       * Trước khi nghỉ hưu, anh từng có hơn 20 năm làm báo cho Trung ương Đoàn. Tôi thấy nhiều cán bộ đoàn thể, nhiều nhà báo, khi viết văn thường mắc bệnh tuyên truyền, nặng lối văn thông tấn. Anh thì sao?

       - Thời kỳ đầu tôi cũng mắc bệnh tuyên truyền giáo huấn. Năm 1966, Nhà văn Hà Xuân Trường (lúc đó là Thứ trưởng bộ Văn hóa) có lên Nghĩa Lộ, xem vở của tôi do văn công tỉnh dựng, ông nhận xét: Vở này nặng về tuyên truyền. Tiếp thu ý kiến, tôi sửa lại toàn bộ. Tuy nhiên, vốn là dân đèn chiếu, tuyên truyền là chính, tôi mắc cái tật nhắc đi nhắc lại, sợ người ta không hiểu. Đến khi về Hà Nội, Nhà phê bình Văn Hồng đọc tôi, ông nói: Cậu cầu toàn quá, nhiều khi chỉ cần gợi, để cho người đọc tưởng tượng thêm. Ngẫm lại, hóa ra mình nói hết phần người khác, tôi cương quyết sửa và đúc kết thành “nguyên lý viết văn” cho riêng mình: Người đọc thông minh hơn người viết. Lẽ ra phải: Viết báo thì quên văn đi, viết văn thì quên báo đi

 

* Trên đài Truyền hình Hà Nội, anh có thổ lộ mình là người tự học, nhưng lại không nói rõ tự học như thế nào, nhân đây, anh có thể kể thêm?

- Tôi thích đi và ham học. Tốt nghiệp Lớp Trung cấp Câu lạc bộ, tôi lên Tây Bắc công tác. Sau năm năm, các bạn tôi hầu hết đều về Hà Nội học tiếp lên đại học, tôi ở lại. Tôi nghĩ: Sống dài ngày với dân, vừa tích lũy vốn sống, vừa tự học, chắc là tốt hơn cho ngòi bút. Tôi mua hai bộ giáo trình văn học của Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, mua thêm bộ 15 vở kịch kinh điển thế giới do Hội Nghệ Sỹ Sân khấu ấn hành (in rô nê ô). Mỗi chuyến đi, tôi đem theo một số quyển trong những bộ này để học. Bên cạnh đó, tôi mua nhiều sách khác, đến nỗi nợ cô bán sách (sau này là vợ tôi) ngót trăm đồng (hồi đó lương tôi là 45 đồng). Khi cửa hàng kiểm kê, cô ấy phải vay mượn để thanh toán. Bên cạnh những sách vở nói trên, tôi còn có ba vật bất ly thân là cuốn Từ điển triết học bố cho khi tôi đi nhận công tác, cuốn sách nhỏ 200 bài dân ca thế giới của Trung Quốc (in bằng nhạc số) tôi mua được hồi học ở Khu Học Xá, Nam Ninh và một cây sáo. Vì ở lâu dưới bản, tôi hiểu được tâm tư, tình cảm, cách nói, cách nghĩ của bà con… Có gia đình người Thái coi tôi như ruột thịt, họ cho tôi những tình cảm ấm áp, những nguyên mẫu cho nhân vật. Với tôi, đi, học, đọc, viết là phù hợp. Quê hương Tây Bắc cho tôi nhiều cảm hứng để sống và viết. Tôi rất biết ơn Tây Bắc. Nhiều khi trộm nghĩ: Không có Tây Bắc, chắc gì tôi đã viết văn. Những năm chuyển công tác về Hà Nội và ngay cả khi nghỉ hưu, năm nào tôi cũng ngược lên đó đôi lần, thăm lại người thân, trò chuyện với cụ già, chơi đùa cùng em nhỏ.

 

* Văn anh hóm, sử dụng nhiều yếu tố gây cười. Tôi cho rằng anh đã bị văn hóadân gian “hớp hồn” đó.

            - Vâng. Những đêm văn nghệ nhà sàn, những chiếu chèo sân đình đều đầy ắp tiếng cười. Cũng bởi tính tôi nữa: Hay vui đùa với trẻ con, tếu táo với bạn bè, hay kể tiếu lâm. Có khi bị hiểu lầm, bị ghét. Văn chương giễu nhại thường có nhiều bạn đọc, nhất là với thiếu nhi, các em gặp nhau là cười chứ không bao giờ nghiêm trọng.

 

* Tôi cho rằng có ít người viết cho nhi đồng. Người ta viết nhiều cho thiếu niên. Và những sáng tác về hai lứa tuổi ấy cứ để lẫn vào nhau.

- Viết cho thiếu nhi là cuộc chơi cùng các em, nhưng ở hai cấp độ: Đối với nhi đồng thì chơi là chính, có chăng, ta gài vào đấy chút xíu gợi mở, ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi ấu thơ. Đối với lứa tuổi thiếu niên thì vẫn là chơi, nhưng chơi có chủ đề. Tuy nhiên, viết cho tuổi mới lớn không nhất thiết phải vui, một câu chuyện cảm động mà thấm thía vẫn có thể đưa lại cho các em một bài học sâu sắc. 

      

        * Anh có theo dõi tình hình sáng tác cho các em không? Ý kiến của anh thế nào?

       - Tôi thấy không khả quan cho lắm. Những tác giả quen thuộc nay đã ít viết, tôi cũng thế. Nói như Phó Giáo sư Tiến sỹ Vân Thanh, đại ý: Bây giờ sách thiếu nhi dịch nhiều hơn sách của tác giả nước nhà viết mới. Đó là sự thật vì sách dịch thường là sách hay, nổi tiếng thế giới. Theo tôi, sách dịch cho thiếu nhi có hai mảng rất hấp dẫn: Sách giải trí đề cao tính hài hước, và sách phiêu lưu, mạo hiểm, đề cao trí tưởng tượng. Nên chăng, văn học thiếu nhi của ta cũng cần khuyến khích các em có nhiều ước mơ táo bạo.

 

* Anh thấy cần nói thêm điều gì về Tuyển tập của mình không?

            - Sau khi in Tuyển tập, cũng có một số bài giới thiệu sách, động viên cổ vũ là chính. Chỉ có Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài viết in ở đầu sách, có đoạn:“Đây là một bữa tiệc với rất nhiều món sinh động, phong phú (...). Cũng có rất nhiều loại rượu khác nhau, có rượu mạnh, rượu thơm, mang hương vị của núi rừng Tây Bắc, lại có cả nước lọc để… rã rượu”. Tôi hiểu “nước lọc” ở đây nghĩa là có trang, có truyện nhạt như nước lã! Lâu nay, viết cho nhau, viết về nhau hầu hết là khen (Trừ trường hợp bài, sách sai quá, tầm thường quá thì lại đua nhau phê phán nặng nề). Tôi biết mình còn nhiều nhược điểm và yếu kém về mặt này, mặt khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đã ưu ái dành cho tôi những lời động viên chân tình.

       

* Cảm ơn anh, nhà văn Quách Liêu, về cuộc trò chuyện bổ ích này.

 

Phạm Đình Ân ghi

 

Trò CHuy ỆN văn chương

 

PhẢi hỌc, phẢi tìm, may ra có đưỢc cái mỚi

 

   Nhà văn Quách Liêu sinh 1943, quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc, vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998, viết nhiều thể loại. Những trang viết của anh phản ánh cuộc sống nhiều vùng miền, thành công nhất là văn xuôi viết cho thiếu nhi vùng cao Tây Bắc. Anh từng được trao giải B (không có giải A) trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, giải thưởng của NXB Kim Đồng, Báo Thiều Niên Tiền Phong, Huy chương bạc Hội diễn Chuyên nghiệp toàn quốc… Đầu năm 2018, anh cho ra mắt sách QUÁCH LIÊU TÁC PHẨM CHỌN LỌC (NXB Hội Nhà văn, dày gần 700 trang, khổ lớn). Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa nhà văn Quách Liêu và nhà thơ Phạm Đình Ân.

                                                                                   

* Phạm Đình Ân: Trước hết, chúc mừng anh. Tuổi cao rồi mà ra sách dày, đẹp thế…

   - Quách Liêu: Tôi vẫn đi và viết, nhưng chậm hơn vì sức khỏe, trí tưởng tượng không được như trước. Phải học, phải tìm, may ra có được cái mới. Theo sở thích, tôi sẽ tiếp tục viết cho thiếu nhi và người lớn, địa bàn vẫn là Tây Bắc .

 

         * Chùm thơ cho nhi đồng trong tuyển này khá hay, sao anh không tiếp tục mà lại viết nhiều văn xuôi và kịch?

       - Từ ngày ra trường, tôi đến các bản vùng cao chiếu phim đèn chiếu, sau rồi làm công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng. Tây Bắc núi non hùng vĩ, con người thân thiện, mạnh mẽ, cho tôi nhiều cảm hứng. Thời kỳ đầu tôi làm thơ, rồi sau viết truyện, viết kịch là chính. Theo thời gian, tôi thấy truyện và kịch chứa được nhiều điều mình muốn nói, cho nên chuyên về hai thể loại này. 

     Việc thiếu những hoạt động sân khấu cho thiếu nhi không chỉ là thiệt thòi cho các em, về hưởng thụ nghệ thuật mà còn tước đi của các em một công cụ quan trọng trong việc học làm người. Vì diễn kịch là cách tốt nhất để học phân thân (đặt mình vào hoàn cảnh người khác, đóng giả người khác) qua đó biết mình, biết người, để hiểu nhau, hợp tác với nhau tốt hơn.

    

       * Trước khi nghỉ hưu, anh từng có hơn 20 năm làm báo cho Trung ương Đoàn. Tôi thấy nhiều cán bộ đoàn thể, nhiều nhà báo, khi viết văn thường mắc bệnh tuyên truyền, nặng lối văn thông tấn. Anh thì sao?

       - Thời kỳ đầu tôi cũng mắc bệnh tuyên truyền giáo huấn. Năm 1966, Nhà văn Hà Xuân Trường (lúc đó là Thứ trưởng bộ Văn hóa) có lên Nghĩa Lộ, xem vở của tôi do văn công tỉnh dựng, ông nhận xét: Vở này nặng về tuyên truyền. Tiếp thu ý kiến, tôi sửa lại toàn bộ. Tuy nhiên, vốn là dân đèn chiếu, tuyên truyền là chính, tôi mắc cái tật nhắc đi nhắc lại, sợ người ta không hiểu. Đến khi về Hà Nội, Nhà phê bình Văn Hồng đọc tôi, ông nói: Cậu cầu toàn quá, nhiều khi chỉ cần gợi, để cho người đọc tưởng tượng thêm. Ngẫm lại, hóa ra mình nói hết phần người khác, tôi cương quyết sửa và đúc kết thành “nguyên lý viết văn” cho riêng mình: Người đọc thông minh hơn người viết. Lẽ ra phải: Viết báo thì quên văn đi, viết văn thì quên báo đi

 

* Trên đài Truyền hình Hà Nội, anh có thổ lộ mình là người tự học, nhưng lại không nói rõ tự học như thế nào, nhân đây, anh có thể kể thêm?

- Tôi thích đi và ham học. Tốt nghiệp Lớp Trung cấp Câu lạc bộ, tôi lên Tây Bắc công tác. Sau năm năm, các bạn tôi hầu hết đều về Hà Nội học tiếp lên đại học, tôi ở lại. Tôi nghĩ: Sống dài ngày với dân, vừa tích lũy vốn sống, vừa tự học, chắc là tốt hơn cho ngòi bút. Tôi mua hai bộ giáo trình văn học của Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, mua thêm bộ 15 vở kịch kinh điển thế giới do Hội Nghệ Sỹ Sân khấu ấn hành (in rô nê ô). Mỗi chuyến đi, tôi đem theo một số quyển trong những bộ này để học. Bên cạnh đó, tôi mua nhiều sách khác, đến nỗi nợ cô bán sách (sau này là vợ tôi) ngót trăm đồng (hồi đó lương tôi là 45 đồng). Khi cửa hàng kiểm kê, cô ấy phải vay mượn để thanh toán. Bên cạnh những sách vở nói trên, tôi còn có ba vật bất ly thân là cuốn Từ điển triết học bố cho khi tôi đi nhận công tác, cuốn sách nhỏ 200 bài dân ca thế giới của Trung Quốc (in bằng nhạc số) tôi mua được hồi học ở Khu Học Xá, Nam Ninh và một cây sáo. Vì ở lâu dưới bản, tôi hiểu được tâm tư, tình cảm, cách nói, cách nghĩ của bà con… Có gia đình người Thái coi tôi như ruột thịt, họ cho tôi những tình cảm ấm áp, những nguyên mẫu cho nhân vật. Với tôi, đi, học, đọc, viết là phù hợp. Quê hương Tây Bắc cho tôi nhiều cảm hứng để sống và viết. Tôi rất biết ơn Tây Bắc. Nhiều khi trộm nghĩ: Không có Tây Bắc, chắc gì tôi đã viết văn. Những năm chuyển công tác về Hà Nội và ngay cả khi nghỉ hưu, năm nào tôi cũng ngược lên đó đôi lần, thăm lại người thân, trò chuyện với cụ già, chơi đùa cùng em nhỏ.

 

* Văn anh hóm, sử dụng nhiều yếu tố gây cười. Tôi cho rằng anh đã bị văn hóadân gian “hớp hồn” đó.

            - Vâng. Những đêm văn nghệ nhà sàn, những chiếu chèo sân đình đều đầy ắp tiếng cười. Cũng bởi tính tôi nữa: Hay vui đùa với trẻ con, tếu táo với bạn bè, hay kể tiếu lâm. Có khi bị hiểu lầm, bị ghét. Văn chương giễu nhại thường có nhiều bạn đọc, nhất là với thiếu nhi, các em gặp nhau là cười chứ không bao giờ nghiêm trọng.

 

* Tôi cho rằng có ít người viết cho nhi đồng. Người ta viết nhiều cho thiếu niên. Và những sáng tác về hai lứa tuổi ấy cứ để lẫn vào nhau.

- Viết cho thiếu nhi là cuộc chơi cùng các em, nhưng ở hai cấp độ: Đối với nhi đồng thì chơi là chính, có chăng, ta gài vào đấy chút xíu gợi mở, ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi ấu thơ. Đối với lứa tuổi thiếu niên thì vẫn là chơi, nhưng chơi có chủ đề. Tuy nhiên, viết cho tuổi mới lớn không nhất thiết phải vui, một câu chuyện cảm động mà thấm thía vẫn có thể đưa lại cho các em một bài học sâu sắc. 

      

        * Anh có theo dõi tình hình sáng tác cho các em không? Ý kiến của anh thế nào?

       - Tôi thấy không khả quan cho lắm. Những tác giả quen thuộc nay đã ít viết, tôi cũng thế. Nói như Phó Giáo sư Tiến sỹ Vân Thanh, đại ý: Bây giờ sách thiếu nhi dịch nhiều hơn sách của tác giả nước nhà viết mới. Đó là sự thật vì sách dịch thường là sách hay, nổi tiếng thế giới. Theo tôi, sách dịch cho thiếu nhi có hai mảng rất hấp dẫn: Sách giải trí đề cao tính hài hước, và sách phiêu lưu, mạo hiểm, đề cao trí tưởng tượng. Nên chăng, văn học thiếu nhi của ta cũng cần khuyến khích các em có nhiều ước mơ táo bạo.

 

* Anh thấy cần nói thêm điều gì về Tuyển tập của mình không?

            - Sau khi in Tuyển tập, cũng có một số bài giới thiệu sách, động viên cổ vũ là chính. Chỉ có Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài viết in ở đầu sách, có đoạn:“Đây là một bữa tiệc với rất nhiều món sinh động, phong phú (...). Cũng có rất nhiều loại rượu khác nhau, có rượu mạnh, rượu thơm, mang hương vị của núi rừng Tây Bắc, lại có cả nước lọc để… rã rượu”. Tôi hiểu “nước lọc” ở đây nghĩa là có trang, có truyện nhạt như nước lã! Lâu nay, viết cho nhau, viết về nhau hầu hết là khen (Trừ trường hợp bài, sách sai quá, tầm thường quá thì lại đua nhau phê phán nặng nề). Tôi biết mình còn nhiều nhược điểm và yếu kém về mặt này, mặt khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đã ưu ái dành cho tôi những lời động viên chân tình.

       

* Cảm ơn anh, nhà văn Quách Liêu, về cuộc trò chuyện bổ ích này.

 

Phạm Đình Ân ghi

Nguồn Vănnghệ số 3/2019

 

 


Có thể bạn quan tâm