March 28, 2024, 11:24 pm

Những tranh cãi xung quanh kiệt tác 'Tiếng gọi nơi hoang dã' của Jack London

 

Được xuất bản vào năm 1903, Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild) là cuốn sách được đọc nhiều nhất của Jack London, và cũng được coi là tác phẩm xuất sắc nhất, được ca ngợi là kiệt tác để đời của ông.

 

Nhân vật chính là một chú chó nên đôi khi tác phẩm bị hiểu nhầm là văn học dành cho trẻ em. Tuy nhiên, sự thật là cuốn tiểu thuyết mang màu sắc khá đen tối. Những khái niệm trưởng thành được khám phá trong câu chuyện chứa đựng nhiều sự tàn khốc và bạo lực.

 

Tranh cai xung quanh kiet tac 'Tieng goi noi hoang da' cua Jack London hinh anh 1 3.jpg

Chú chó Buck. Ảnh: Purefandom.

 

Trong câu chuyện, một chú chó được thuần hóa có tên Buck đã trở lại với bản năng nguyên thủy của mình sau khi bất đắc dĩ phải tham gia vào cơn sốt vàng Klondike nổi tiếng của thế kỷ 19 ở Yukon.

Cuốn sách nổi tiếng một phần vì những cảnh bạo lực. Thực tế, cá nhân Jack London cũng đã trải nghiệm cơn sốt vàng Klondik, bao gồm cả sự vinh quang và nỗi kinh hoàng của nó. Yukon của đầu thế kỷ 20 không phải là một chuyến dã ngoại vào mỗi cuối tuần. Khi đó, Yukon là biểu tượng của sự cằn cỗi, nó là thử thách khắc nghiệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Thậm chí, nhà phê bình Maxwell Geismar, năm 1960, đã gọi Tiếng gọi nơi hoang dã là một bài thơ văn xuôi tuyệt đẹp. Nhưng một tác phẩm kinh điển như vậy vẫn có thể gây ra tranh cãi lớn.

Nhưng đáng chú ý nhất, theo Đại học Pennsylvania, tác phẩm của của Jack London đã không được ưa chuộng trong một số chế độ ở châu Âu trong suốt những năm 20, 30 của thế kỷ trước; điều này dẫn đến nhiều chế độ kiểm duyệt công việc của ông.

Năm 1929, Italy và Nam Tư đã cấm hoàn toàn đối với Tiếng gọi nơi hoang dã, lý do đưa ra là bởi tác phẩm quá cực đoan. Jack London đã dành cả hai cuốn tiểu thuyết Sói biển (The Sea-wolf) và Martin Eden để chỉ trích các khái niệm của Friedrich Nietzsche, về übermensch (hay siêu nhân) và chủ nghĩa cá nhân cực đoan, cái mà ông coi là tư tưởng ích kỷ, tự cao tự đại.

Trong Tiếng gọi nơi hoang dã, Buck ban đầu bị tách ra khỏi "vùng an toàn" của bản thân để tham gia vào cuộc truy tìm vận may của loài người. Nó bị bán qua tay nhiều lần, phải làm chó kéo xe trong hoàn cảnh khắc nghiệt, từng bị bạo hành, từng bị ngược đãi nhưng cũng từng được yêu thương.

 

Tranh cai xung quanh kiet tac 'Tieng goi noi hoang da' cua Jack London hinh anh 3 1_1.jpg

Hình ảnh Buck trong bộ phim Tiếng gọi nơi hoang dã (2020). Ảnh:Cinema Blend.

Phải nói rằng, Buck đã trải qua rất nhiều cảm xúc nhưng trên hết, khát khao nguyên thủy nhất của nó lại chính là sự tự do. Buck càng thấm thía khát khao ấy hơn khi phải trải qua nhiều khổ cực để rồi, đến cuối cùng, Buck đã thành công khi trở thành con đực alpha, nhân tố quan trọng và mạnh mẽ nhất và cũng thủ lĩnh của một bầy sói.

Thảo Trần ( tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm