April 19, 2024, 11:19 pm

Nhật ký virus Corona: Hết thời cá nhân nổi loạn

Tôi - một người NewYork chính gốc, luôn tự cho mình một cuộc sống thoải mái, đôi khi là bùng nổ giữa thành phố sôi động và vô cùng đáng yêu này. Nhưng trớ trêu thay, sự bùng nổ và lây lan nhanh chóng của virus Corona gần đây đã giúp tôi nhận ra một phần góc khuất NewYork, nơi người ta từng ca tụng là thành phố của cộng đồng. Virus Corona đã đánh cắp sự cân bằng vốn có trong nhịp sống của NewYork, buộc người dân phải chọn giải pháp cô lập trong cách xã hội, điều đó không giống với cuộc sống của một thành phố rộng lớn và xinh đẹp như NewYork, thậm chí nó đang làm cho những cám dỗ và sự chống đối xã hội luôn luôn tồn tại ở nơi này trở nên rõ ràng hơn. Cái cảm giác nghi ngờ rằng xung quanh mình bủa vây các nguy cơ lây nhiễm đã gây nên một cuộc khủng hoảng đòi hỏi sự đoàn kết, đặc biệt là ở NewYork.

Cầu Brooklyn - New York     Ảnh: VICTOR J.BLUE

Chậm dãi và trống rỗng

Manhattan là một thị trấn nhỏ thuộc NewYork. Đầu những năm 80 trở về trước Manhattan được biết đến với những khu dân cư và cửa hàng sầm uất của người Đức và Hungary. Khi tôi chuyển đến Manhattan cũng là lúc thị trấn đã ít đông đúc. Nhiều tòa nhà cao tầng đã thay thế các lối đi bộ nhỏ và các cửa hàng lớn (như Gimbels trước đây, tại Eighty-sixth và Lexington) cũng đã không còn giữ vị trí độc tôn trong những kênh mua sắm của người dân địa phương. Khi dịch covid-19 bùng phát, nhiều người dân đã bị mắc kẹt trong chính những ngôi nhà của mình. Điều đó đã khiến cho Manhattan có những con phố gần như trống rỗng. Ở đó không có bất kỳ một giao tiếp xã hội nào được thực hiện. Tuy nhiên, trái với sự yên lặng, thậm chí tê liệt của những con phố trong thị trấn phố, tại các khu vực có siêu thị, tôi nhận ra một điều, dù nhân viên có cố gắng hết sức để có thể hạn chế số khách được phép mua hàng, thì phía bên ngoài dòng người xếp hàng gần như hết khu phố là cảnh tượng không còn xa lạ trong mùa dịch Covid-19. Cũng dễ hiểu, bởi ai cũng muốn mua nhu yếu phẩm về dùng hoặc tích trữ chúng cho những ngày dịch đang ở thời kỳ cao điểm. Tôi không thấy bất kỳ ai thực hiện và nhớ ra mình cần phải tuân thủ, quy tắc sáu bước được giới chức địa phương khuyến cáo người dân trong phòng và chống Covid. Trong khi, NewYork đã đưa ra quy định mỗi người phải đứng cách nhau sáu feet trong một đám đông, khi xếp hàng và không được tụ tập trên ba người, đã được đưa ra nhiều ngày trước đó.

Dù ưa cuộc sống phóng khoáng và nghiêng về nổi loạn, tôi cũng buộc mình phải tránh các cửa hàng và những hàng dài người nối người xếp hàng đầy kiên nhẫn bên ngoài các trung tâm thương mại, để thay vào đó là tìm đến những cửa hiệu tạp hóa và hỏi nhân viên bán hàng rằng, liệu tôi có thể mua đồ tồn kho hoặc đồ đóng hộp, thậm chí thức ăn thừa hay hết hạn không. Dù trước đó, chúng vốn là những thứ mà khi dịch chưa bùng phát, không dành cho con người, nhưng tại thời điểm này nó lại trở thành mặt hàng xa xỉ để tôi hay bất cứ ai có thể tận dụng duy trì cuộc sống, nếu như không muốn trở thành những vị khách bất đắc dĩ của những cơ sở y tế vốn đang không còn đủ khả năng để chăm sóc cho tất cả mọi người. Tôi đã phải hít thở thật sâu khi bước ra ngoài để thực hiện công việc mua sắm đang trở nên bất thường trong mùa dịch, như thể, lần hít thở không khí trong lành ấy là cơ hội cuối cùng trước khi tôi buộc phải hít thở không khí ngoài đường phố đang đặc quánh vì sự ô nhiễm. Thậm chí nó còn được ví như “một món súp truyền nhiễm” vậy. Trong một vài trường hợp, tôi nhận thấy người đi mua sắm đeo mặt nạ và đeo găng tay. Ngoài việc thận trọng tránh người khác, họ còn tránh ánh mắt của những người xung quanh kèm theo một thông điệp ngầm: “Anh có phải là một người vận chuyển (Vius) không?”. Thế nhưng, giữa một không khí căng thẳng, tôi lại bắt gặp một vài người, họ không quá vội vàng trong chuyện di chuyển, họ chỉ lặng lẽ đến gần các vạch kiểm tra thân nhiệt, và cũng rất lặng lẽ tắt chuông báo khi nó chỉ chợt reo lên một tiếng, trong lúc những nhân viên công vụ đang khổ sở với đám dông. Chậm rãi di chuyển nhưng vẻ mặt họ toát lên sự căng thẳng. Tôi vô tình bị đẩy vào một đám đông mà không thể  kêu lên: “Khoảng cách! Xin chú ý khoảng cách”. Chẳng có điều gì thay đổi sau đó cả.

Đó là không khí ngột ngạt tại các trung tâm mua sắm, còn trong các khu dân cư việc đi bộ trên đường phố, trong lúc này đã trở thành một thao tác phức tạp giống như khi ta đang chơi cờ vua, sự rộng rãi và đồ sộ của một thành phố xinh đẹp giờ đã giảm xuống thành một lĩnh vực chiến đấu ảo. Trong đó, việc giữ khoảng cách cần thiết là sự pha trộn giữa chiến lược và chiến thuật sao cho thật khéo léo, bao gồm cả tầm nhìn xa và khả năng ứng biến nhanh chóng. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy thuật ngữ “Chống đối xã hội!”. Tôi ước có ngày chính xác để đánh dấu sự kiện này, một ngày giống như một cuộc hôn nhân được bắt đầu, hay một người sinh ra hoặc một người chết đi, điều này đáng được nhớ đến nhờ vào sự thay đổi mà nó đã tạo ra trong một xã hội đang rất năng động như Manhattan, thậm chí thành phố NewYork.

Tôi cảm thấy mọi thứ ở đây ngay lập tức tấn công tôi như một mối đe dọa, mọi người đang co cụm lại mà không quan tâm đến khoảng cách. Thậm chí, nhiều nơi đã xảy ra “hiệu ứng mù”, ở đó con người buộc phải trở thành nạn nhân của sự xô đẩy, dồn nén của những cá nhân thiếu ý thức trong các đám đông. Tại các trạm dừng xe buýt, người chạy qua chạy lại khiến tôi có cảm giác như ai đó lướt qua tôi. Tất cả đang hối hả nhằm bắt kịp chiếc xe đang vội vàng đến rồi đi. Điều đó, không chỉ thu hẹp không gian vỉa hè mà thậm chí con người đang lấp đầy chúng, tràn ra đường, khiến cho quy luật 6 bước chân không thể thực hiện được. Thậm chí vô nghĩa trong mọi trường hợp đang diễn ra ở đây. Tôi tự hỏi, quy luật 6 bước chân là gì cơ chứ? Không biết nó trông như thế nào khi phải xếp hàng, có phải trông nó có vẻ hơi phiền, và để bảo vệ mình, tôi đã trang bị cho mình một vòng gai sáu chân quanh eo, để giúp tôi thoải mái hơn với quy luật 6 bước chân.

 

Những thói quen mới thời Covid-19

Nỗi sợ hãi và sự tự ý thức về cách ly của một số người dần đã giúp hình thành những thói quen mới mẻ trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số người lại chẳng thể bỏ thói quen cũ của mình. Tôi cũng vậy, do có một chút bệnh lý nền nên tôi hay rửa tay lâu hơn bình thường, tránh chạm vào tay nắm cửa và cột tàu điện ngầm, tránh xa thực phẩm ở những nơi công cộng. Tất cả những việc làm tự bảo vệ bản thân này cho thấy, các nơron thần kinh của tôi đã phản ứng tích cực trong mùa dịch (có vẻ không tiện nhưng cực kỳ hữu ích). Nó giống như một sự thích ứng thần kỳ giữa khoảng thời gian dịch bệnh dần trở nên khắc nghiệt.

Chủ nhật là ngày đầu tiên mà tôi cảm thấy như thể hầu hết mọi người trong khu phố của tôi bắt đầu trở nên nghiêm túc với dịch bệnh này. Vài người hay đi dạo đột nhiên không còn xuất hiện dưới đường. Điều đó khiến cho tòa nhà gần căn hộ của tôi trở nên vắng lặng, buồn tẻ. Nó khiến tôi chợt nhớ đến một bài thơ yêu thích của Robert Frost - Làm quen với màn đêm: Tôi đã đứng yên và dừng tiếng chân đang râm ran...

Theo nhiều cách, một tinh thần chung đang toát lên trong cộng đồng là sự đoàn kết tạo nên ưu thế trong mọi cuộc chiến. Và thực sự, phát triển mạnh mẽ hơn khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Sự dũng cảm đang đến từ những người đang tạo ra một cuộc sống hàng ngày bình thường nhất có thể, như người nhân viên tại các siêu thị và nhà hàng đang, những người bán hàng cho các hiệu thuốc và tiệm bánh… Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng đời sống hàng ngày của thành phố vẫn ổn định (chẳng hạn như một nhóm công nhân mà tôi thấy đang trèo thang xuống cái hố to đùng ở giữa đại lộ ba ngày trước để sửa chữa đường ống nước), điều đó nhắc tôi nhớ đến tất cả sự hy sinh của những người phục vụ trong quân đội thời chiến. Ý thức của một thành phố bị bao vây được khuếch đại bởi ý nghĩa của cuộc bao vây ảo, bởi cách tiếp cận quyết liệt của chính phủ liên bang; nếu một chính sách có thể được tạo ra nhằm mục tiêu giúp đỡ hoặc cải thiện tình hình dịch bệnh vào các thành phố và cư dân của nó, thì nó có thể gọi là chính sách, nếu không, họ không thể gọi sự giúp đỡ nửa vời đó là “chính sách” được.

Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn những người đang làm những công việc thường ngày vẫn được gọi là vô ích. Rõ ràng không phải cuộc sống đang được diễn ra một cách bình thường như hiện nay không phải tự nhiên mà có; mà đơn giản là ở đó, những lời chào hỏi thường xuyên ở các cửa hàng, những lời chào hỏi lẫn nhau, với những lời động viên và mong muốn được an toàn và tốt đẹp, đã biến những giao dịch thương mại nhạt nhẽo thành niềm tự hào của người dân và của thành phố. Niềm tự hào của NewYork luôn luôn cùng tồn tại với giấc mơ, là một phần trung tâm của thành phố, vốn là nghệ thuật, là bản sắc, là hình ảnh vốn có. Và tôi đang gián tiếp thúc đẩy những mặt tích cực của thành phố này bằng những bài viết chân thực, cùng nỗ lực đưa chúng đến với công chúng khắp nơi trên thế giới.

Nguyễn Phương

Dịch từ: https://www.newyorker.com

_______

* Richard Brody sinh năm 1957, ông là nhà phê bình phim, nhà văn, nhà báo. Richard bắt đầu viết cho tờ The New Yorker năm 1999. Ông cũng là tác giả của phim Mọi thứ là điện ảnh: Cuộc đời làm việc của Jean-Luc Godard.

Nguồn Văn nghệ số 15/2020


Có thể bạn quan tâm