April 23, 2024, 3:58 pm

Người Nhật và căn tính “nhị nguyên”

Điều gì đã tích hợp được chất linh thánh với tinh thần thế tục, giữa những giá trị thiêng với sức mạnh của chủ nghĩa vô thần, giữa chất sắt đá của chủ nghĩa toàn trị với tinh thần dân chủ và khai phóng? Cho đến nay, các nhà Nhật Bản học dường như vẫn chưa giải mã được chiếc cầu nối giữa Thiên giới và Nhân gian ấy trong người dân của đất nước Nhật Bản…

Không tính lần quá cảnh sân bay trước đây khá lâu, hai chuyến bay sang Nhật kế tiếp nhau vào tháng 9 và tháng 11 năm ngoái1 rơi đúng vào dịp tiết trời ở đấy đang vào thu. Trong vòng mấy tuần lễ đã được trở lại Tokyo, tôi may mắn có dịp thưởng lãm cái “đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” trong một không gian rộng mở, chuyển dịch từ đỏ rực, da cam rồi nhuộm màu vàng ươm bắt mắt. Tiếp theo các khu rừng phong đỏ ối, liền kề là các đồi chi thích (acer) bàng bạc và bao la là những dãy bạch quả (bingo biloba) rực rỡ, chập chùng suốt từ Tokyo xuống tận Kamakura. Mạn phép nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, tạm hoán chuyển mùa Xuân của thi nhân sang mùa thu xứ Mặt trời mọc: “Lẵng Thu/ Bờ giũ trái Thu sa…”. Những ngôi chùa và đền cổ được các bạn từ đại học Takushoku hướng dẫn tham quan dịp ấy đã găm lại những ấn tượng khó phai về một sắc màu không - thời gian Nhật Bản. Và một cách bất ngờ, thu - đông 2015-2016 này mang ý nghĩa thật đặc biệt. Với tôi, đấy là dịp tìm hiểu về cội nguồn và sức mạnh của chủ nghĩa ái quốc Nhật Bản, chứng kiến được trách nhiệm công dân của giới trí thức và cuối cùng là để cảm nhận được động lực đằng sau những quyết định vào các bước ngoặt lịch sử của nước Nhật chính là lợi ích quốc gia.

 


Có thể bạn quan tâm