April 19, 2024, 3:47 pm

Một kiếp sống “Vạn đời người”

 

Sáng ngày 5/12/2017, tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức buổi đón tiếp nhà thơ Koun người Hàn Quốc, đồng thời giới thiệu tập thơ “Vạn đời người” của ông mới được ra mắt độc giả Việt Nam, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tham dự buổi đón tiếp nhà thơ Koun và phu nhân có ngài Lee Hyuk, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, các cán bộ ngoại giao của Hàn Quốc. Phía Hội Nhà văn Việt Nam có hai phó Chủ tịch Hội: nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, kiêm Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn và nhà thơ Trần Đăng Khoa, cùng đông đảo các nhà thơ nhà văn, dịch giả, nhà lý luận phê bình của Việt Nam đã tới dự.

 

Nhà thơKoun( đứng) là nhà thơ đương đại nổi tiếng nhất Hàn Quốc.  Ảnh HĐ

Koun là nhà thơ đương đại nổi tiếng nhất Hàn Quốc, đã được dịch ra 33 ngôn ngữ, nhiều năm nay đang được đề cử giải Nobel văn học. Ông đã cho xuất bản gần 100 đầu sách (với gần 150 cuốn) gồm nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, nghiên cứu, phê bình, kí sự, tiểu luận, dịch thuật…. Trong đó sáng tác thơ ca của ông là nổi tiếng nhất. Tên tuổi của ông không chỉ giới hạn trong đất nước Hàn Quốc mà được nhắc đến trên toàn thế giới bằng sự yêu mến kính trọng đặc biệt của công chúng.

Koun từng trải qua những năm tháng phiêu bạt, đói khổ, đầy vô vọng. Lịch sử thăng trầm của đất nước cũng đã khiến ông cảm thấy thất vọng về đời sống về xã hội. Những biến động bên ngoài đó khiến cho cuộc đời nhà thơ cảm thấy thất vọng và buồn chán đến tột cùng, nó đã đẩy ông phải tìm đến cái chết đến 4 lần nhưng không thành. Cuộc đời của nhà thơ Koun là làm thơ và đấu tranh cho nền dân chủ của Hàn Quốc, nên ông đã bị tù đày đến 4 lần. Vì vậy thơ ca của Ko Un có nhiều những ám ảnh về bạo lực trong thời Nhật chiếm đóng, về nội chiến Hàn Quốc, về những thành tựu đấu tranh vì nền dân chủ.

Nói như ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lee Hyuk, thơ Koun là nỗi đau nhân thế mà chúng ta sẽ trải qua trong cuộc đời. Bên cạnh đó thơ Koun không chỉ vẽ ra một quá khứ mà mở ra một tương laic ho cho mọi độc giả với mọi màu da khác nhau. Ngài Đại sứ hy vọng với sự ra mắt cuốn sách “Vạn đời người” là dịp để độc giả Việt Nam tiếp cận với tình cảm, tâm lý con người cũng như tiếp cận văn hóa đất nước Hàn Quốc qua con một kênh khác đó là văn chương chứ không chỉ dừng lại ở ca nhạc, thời trang, điện ảnh, ẩm thực đang được người Việt biết đến nhiều.

Với sự ra mắt tập thơ “Vạn đời người” tạo Việt Nam sau một số các tác phẩm khác, chứng tỏ rằng thơ Koun đã được đón nhận nồng nhiệt tại Việt Nam như thế nào. Độc giả Việt Nam đã tìm thấy ở ông một tiếng nói, sự đồng điệu, một hồn thơ Phương Đông đã vượt qua ranh giới một quốc gia, một châu lục để trở thành niềm tự hào chung của Thi ca. Nói như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, vào dịp tháng 10 hàng năm, độc giả Việt Nam lại chờ đợi cái tên Koun được vinh danh trong giải Nobel văn học. Nhưng dẫu tên của ông chưa được vang lên cho giải thưởng văn chương danh giá đó thì đọc giả Việt Nam đã trao chọn tình cảm yêu mến dành cho thơ của Koun. Bởi lẽ thi ca là di sản chung cho cái đẹp, con người và cuộc sống.

Dịch giả Lê Đăng Hoan, người đã dịch tập thơ “Vạn đời người” cuãng như nhiều tác phẩm khác của Koun ra tiếng Việt trước đây đã bày tỏ sự kính trọng, niềm xúc động sự may mắn khi được biết đến và dịch thơ Koun. Ông Lê Đăng Hoan đã giới thiệu cho các nhà văn nhà thơ, độc giả Việt Nam một cách sơ lược về cuộc đời thăng trầm của nhà thơ Koun.

Các nhà thơ nhà văn, nhà lý luận, dịch giả Việt nam cũng đã có những phát biểu, bài tham luận nêu lên những cảm nhận của mình khi đọc thơ Koun. Nhà thơ Koun cũng đã dành thời gian để cùng giao lưu với các bạn đồng nghiệp cũng như độc giả Việt Nam về thơ ca, về cuộc sống, về quan niệm sáng tác của mình. Ông bày tỏ tình cảm đặc biệt đối với con người và đất nước Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm